Hiện nay, để được xuất bản, tái bản xuất bản phẩm thì cần phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép và ra quyết định. Vậy mẫu quyết định xuất bản, tái bản xuất bản phẩm được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định xuất bản, tái bản xuất bản phẩm là gì?
Xuất bản được pháp luật hiện hành quy định thì được hiểu là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử. Đây là hoạt động cung cấp thông tin cho công chúng.
Tái bản là trên cơ sở những tác phẩm, tài liệu đã được xuất bản trước đó sẽ được nhà xuất bản in lại lần nữa theo bản cũ hoặc có sửa chữa, bổ sung.
Mẫu quyết định xuất bản, tái bản xuất bản phẩm là mẫu bản quyết định được cơ quan có thẩm quyền lập ra để quyết định về việc xuất bản, tái bản xuất bản phẩm. Mẫu nêu rõ nội dung của bản quyết định…
Mẫu quyết định xuất bản, tái bản xuất bản phẩm được cơ quan có thẩm quyền lập ra để quyết định về việc xuất bản, tái bản xuất bản phẩm. Đây cũng là căn cứ để các doanh nghiệp dựa vào đó để thực hiện việc xuất bản, tái bản xuất bản phẩm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về xuất bản, tái bản xuất bản phẩm
2. Mẫu quyết định xuất bản, tái bản xuất bản phẩm:
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN NHÀ XUẤT BẢN
Số: ……. /QĐ-NXB…..
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
…., ngày…….tháng……năm……..
QUYẾT ĐỊNH
Xuất bản/tái bản xuất bản phẩm
GIÁM ĐỐC (TỔNG GIÁM ĐỐC) NHÀ XUẤT BẢN…
Căn cứ Luật Xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ
Căn cứ Thông tư số……/2020/TT-BTTTT ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản;
Căn cứ Giấy xác nhận đăng ký xuất bản số……….. ngày…….tháng…… năm…… của Cục Xuất bản, In và Phát hành;
Theo đề nghị của Tổng biên tập,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xuất bản/tái bản xuất bản phẩm có tên:
– Tác giả, dịch giả (nếu có):
– Ngữ xuất bản:
– Khuôn khổ:….cm x…cm hoặc định dạng tệp tin: …
– Số trang của xuất bản phẩm in: …trang hoặc dung lượng của xuất bản phẩm điện tử (byte): …
– Số lượng in (bản):
– Đối tác liên kết xuất bản:
– Tên biên tập viên : …
– Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế – ISBN (nếu có) …
Điều 2. Số xác nhận đăng ký xuất bản ghi trên xuất bản phẩm:
…….… – … /CXBIPH/… – …./…
Điều 3. Xuất bản phẩm được in/đăng tải tại: …
Địa chỉ: …ghi đầy đủ tên và địa chỉ của từng cơ sở in hoặc tên website đăng tải hoặc nhà cung cấp xuất bản phẩm điện tử).
Điều 4. Quyết định này được lập thành 02 (hai) bản, 01 (một) bản lưu tại nhà xuất bản, 01 (một) bản lưu tại cơ sở in (hoặc đơn vị thực hiện đăng tải xuất bản phẩm điện tử).
Quyết định này có giá trị thực hiện 01 (một) lần đến ngày 31 tháng 12 năm…., trường hợp bị tẩy xóa, sửa chữa, photocopy không có giá trị thực hiện./
Nơi nhận:
– Như Điều 4.
GIÁM ĐỐC (TỔNG GIÁM ĐỐC)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định xuất bản, tái bản xuất bản phẩm
– Ghi năm được xác nhận đăng ký xuất bản. Trường hợp ngày ra quyết định xuất bản trong tháng 12 của năm được xác nhận đăng ký xuất bản thì có thể ghi thời hạn không quá ngày 30 tháng 3 của năm liền sau.
3. Một số định về xuất bản, tái bản xuất bản phẩm:
3.1. Một số quy định về tái bản:
Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản: Việc tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật (điều 21
Giấy chấp thuận của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả phải tuân thủ theo Mẫu số 16 Phần phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BTTTT Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản.
Đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản: Theo quy định của pháp luật, trước khi tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định, nội dung đăng ký phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng và nhiệm vụ của nhà xuất bản.
Những trường hợp Bộ Thông tin và Truyền thông từ chối xác nhận đăng ký xuất bản đối với các tác phẩm xin đăng ký tái bản:
+ Xuất bản phẩm đăng ký tái bản có tranh chấp về quyền tác giả và quyền liên quan;
+ Tác phẩm, tài liệu và xuất bản phẩm liên kết xuất bản, tái bản của đối tác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trong hoạt động xuất bản từ 02 (hai) lần trở lên trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày bị xử phạt lần đầu hoặc đối tác liên kết không đủ điều kiện liên kết, không chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định
3.2. Một số quy định về xuất bản:
Thẩm quyền cấp phép hoạt động in xuất bản phẩm được quy định tại Điều 15 Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản như sau:
– Cục Xuất bản chịu trách nhiệm cấp giấy phép cho cơ sở in xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức ở trung ương; Sở TT&TT chịu trách nhiệm cấp giấy phép cho cơ sở in xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức thuộc địa phương.
– Cơ sở in xuất bản phẩm muốn đặt chi nhánh tại các tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương phải được Uy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh chấp thuận bằng văn bản và phải đề nghị bổ sung giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm quy định tại Điều 31 Luật Xuất bản.
Những nội dung bị cấm trong xuất bản phẩm
Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
– Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
– Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mĩ tục;
– Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật qui định;
– Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm, bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan
– Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
– Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản.
– Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;
– Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản;
– Thông tư số 214/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản, lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh và lệ phí đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh;
– Thông tư số 43/2020/TT-BTC ngày 26/5/2020 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản, lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh và lệ phí đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh;
– Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản.