Trong quá trình bảo quản để vật chứng mất mát, hư hỏng thì không thể thay thế bằng vật khác được. Việc xử lý vật chứng cũng rất được các cơ quan Nhà nước quan tâm và có những quy định cụ thể. Mẫu quyết định xử lý vật chứng được lập ra để đưa ra quyết định về việc xử lý đối với vật chứng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định xử lý vật chứng là gì?
Trên thực tế, vậy chứng có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình chứng minh vụ án hình sự, do là các vật thể không bị chi phối bởi các yếu tố tình cảm hay tâm lý nên vật chứng sẽ góp phần phản ánh trung thực những thông tin về vụ án một cách khách quan và chính xác nhất. Với vai trò quan trọng như thế thì việc đưa ra các quy định đối với việc xử lý vật chứng là rất cần thiết và cần được quan tâm. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này. Mẫu quyết định xử lý vật chứng được lập ra trong hoàn cảnh đó và có những ý nghĩa, vai trò rất quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ án.
Mẫu quyết định về việc xử lý vật chứng là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra quyết định về việc xử lý đối với vật chứng. Mẫu bản quyết định nêu rõ thông tin vật chứng, biện pháp xử lý đối với vật chứng, căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự, trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định xử lý vật chứng,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 61/2017/TT-BCA của Bộ Công an quy định về biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự.
2. Mẫu quyết định xử lý vật chứng:
……………
……………
Số: …..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………, ngày…… tháng…… năm…..
QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VẬT CHỨNG
Tôi: ………
Chức vụ: ……….
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số:…….. ngày ……… tháng ……. năm…..
của ………;
Căn cứ các điều 36, 39 và 106 Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Xử lý những vật chứng sau: ………
Bằng hình thức sau đây:…….
Phân công ông/bà: ……….. có trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này.
Quyết định này gửi đến Viện kiểm sát ……..
Nơi nhận:
– ………
– Hồ sơ 02 bản.
………………………..
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định xử lý vật chứng:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập mẫu quyết định xử lý vật chứng.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là mẫu quyết định xử lý vật chứng.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin người lập quyết định xử lý vật chứng.
+ Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự.
+ Nội dung quyết định xử lý vật chứng. (cách thức xử lý, hình thức xử lý, người có trách nhiệm xử lý vật chứng).
– Phần cuối biên bản:
+ Thông tin nơi nhận quyết định xử lý vật chứng.
+ Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu của người lập quyết định xử lý vật chứng.
4. Một số quy định về vật chứng trong vụ án hình sự:
4.1. Vật chứng trong vụ án hình sự là gì?
Vật chứng trong vụ án hình sự là một trong những nguồn chứng cứ có vai trò quan trọng mà thông qua đó có quan tiến hành tố tụng người tiến hành tố tụng có thẩm quyền có thể rút ra được chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như những tình tiết khác giúp cho việc giải quyết vụ án đúng đắn.
Vật chứng bao gồm những vật thể được thu thập theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định chứa đựng các thông tin có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, những vật này có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội và những tình tiết trong vụ án và sự thật khách quan của vụ án.
Không những thế, vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội. Trong thực tiễn, vật chứng luôn mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.
Vật chứng mang những đặc điểm sau:
– Thứ nhất: Như tên gọi của mình, vật chứng tồn tại dưới dạng vật thể:
Ta có thể hiểu đơn giản như sau, vật chứng là tất cả những gì tồn tại bên ngoài thế giới khách quan có hình dạng, kích cỡ, màu sắc, kiểu dáng cụ thể,… và có thể được xác định được bằng các giác quan của con người. Vật chứng luôn chứa đựng những thông tin, hình ảnh, sự kiện thực tế xảy ra trong hiện thực.
– Thứ hai: vật chứng luôn chứa đựng và phản ánh những thông tin, sự kiện thực tế có liên quan trực tiếp đến vụ án, sự liên quan này có thể ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp:
Vật chứng được tội phạm sự dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội. Công cụ phạm tội là đối tượng của vật chứng mà người phạm tội sử dụng để tác động lên dối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể, phương tiện phạm tội là dạng vụ thể của công cụ phạm tội.
Vật chứng là những vật mang dấu vết của tội phạm: Dấu vết của tội phạm là những phản ánh vật chất do tội phạm gây ra được lưu giữ trên các đồ vật khác nhau được gọi chung là vật chứng. Dấu vết của tội phạm có thể tồn tại ở các dạng rắn, lỏng, khí,…
– Thứ ba: Vật chứng được các chủ thể có thẩm quyền thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định cụ thể:
Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng theo quy định của pháp luật Việt Nam do đó vật chứng chỉ có thể được các chủ thể có thẩm quyền thu thập theo một trình tự và thủ tục nhất định do pháp luật quy định.
– Thứ tư: Vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội và các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự:
Tất cả chứng ta đều biết rằng, vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng, vật chứng chứa đựng những thông tin có tác dụng làm rõ việc có tội phạm xảy ra hay không, chỉ ra mối liên hệ giữa thủ phạm và nạn nhân hay hiện trường vụ án hình sự.
4.2. Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự như thế nào?
Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định về việc xử lý vật chứng có nội dung cụ thể như sau:
“1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc xử lý đối với vật chứng sẽ do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án
Về nguyên tắc và theo quy định của pháp luật hiện hành, vật chứng trong vụ án hình sự phải được xem xét và xử lý theo quy định của pháp luật. Nhưng trên thực tế, trong vụ án hình sự, cơ quan điều tra thường thu thập rất nhiều tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nhưng không phải tài liệu, đồ vật nào cũng là vật chứng. Cũng chính bởi thể, trong một vụ án hình sự, khi tiến hành thu thập tài liệu, cơ quan có thẩm quyền có thể chia tài liệu, đồ vật thành 02 nhóm là vật chứng và vật không phải vật chứng. Đối với mỗi loại tài liệu thu thập được sẽ có cách xử lý khác nhau nhưng đều phải đảm bảo theo một thủ tục và trình tự nhất định để đảm bảo hoạt động và sực chính xác của quá trình thu thập chứng cứ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Chúng ta cũng cần lưu ý ngoại lệ đối với vật chứng là loại mau hỏng hoặc khó bảo quản, thì được bán ngay theo quy định của pháp luật, trường hợp không bán được thì tiêu hủy. Đối với loại vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai, thì có thể xử lý ngay mà không phải chờ đến khi kết thúc vụ án.