Đối với những người nộp thuế trong quá trình thanh tra, kiểm tra và phát hiện có vi phạm thì sẽ bị xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính tùy vào mức độ vi phạm. Những hành vi vi phạm phát hiện này sẽ được ra quyết định về việc xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra, kiểm tra.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu số 17/KTTT: Quyết định về việc xử lý về thuế, xử phạt VPHC qua thanh tra, kiểm tra là gì, mục đích của mẫu quyết định?
- 2 2. Mẫu số 17/KTTT: Quyết định về việc xử lý về thuế, xử phạt VPHC qua thanh tra, kiểm tra:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định:
- 4 4. Quy định về việc thanh tra, kiểm tra thuế:
1. Mẫu số 17/KTTT: Quyết định về việc xử lý về thuế, xử phạt VPHC qua thanh tra, kiểm tra là gì, mục đích của mẫu quyết định?
Thuế được hiểu là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung, nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế là bắt buộc và việc nộp thuế được thực hiện công bằng, bình đẳng.
Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan quản lý thuế đối với những cá nhân, tổ chức nộp thuế. Kiểm tra thuế được thực hiện thường xuyên mang tính nghiệp vụ, các hoạt động này nhằm mục đích đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật của cá nhân, tổ chức nộp thuế.
Thanh tra thuế là một phạm vi trong kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoạt động của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật của cá nhân và tổ chức nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp. Thanh tra thuế chủ yếu để xác định việc nộp thuế của người nộp thuế được thực hiện đúng hay không. Chủ thể thanh tra thuế hẹp hơn chủ thể kiểm tra thuế.
Quyết định về việc xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra, kiểm tra là văn bản của cơ quan thuế có thẩm quyền ra quyết định thực hiện quyết định các hình thức xử phạt đối với người nộp thuế với nội dung số tiền thuế phải nộp và hành vi vi phạm.
Mục đích của mẫu quyết định về việc xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra, kiểm tra: khi người nộp thuế có hành vi vi phạm qua thanh tra, kiểm tra thuế thì cơ quan thuế có thẩm quyền sẽ tiến hành ra quyết định về việc xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích xử phạt các hành vi vi phạm đối với người nộp thuế có hành vi vi phạm.
2. Mẫu số 17/KTTT: Quyết định về việc xử lý về thuế, xử phạt VPHC qua thanh tra, kiểm tra:
Quyết định về việc gia hạn thời hạn thanh tra (kiểm tra) thuế là mẫu bản quyết định của cơ quan thanh tra thuế về việc gia hạn thêm thời gian thanh tra, kiểm tra thuế theo đề nghị của trưởng đoàn thanh tra thuế.
Mẫu số: 17/KTTT
(Ban hành kèm theo
ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…..(1)……., ngày………. tháng …….. năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Về việc xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra (kiểm tra)
việc chấp hành pháp luật thuế
CHỨC DANH THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ RA QUYẾT ĐỊNH
– Căn cứ Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Căn cứ các Luật thuế, Pháp lệnh thuế, Pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Căn cứ Quyết định số ……. ngày ………. của …….. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế/Cục thuế/Chi cục thuế;
– Căn cứ kiến nghị tại Biên bản thanh tra (kiểm tra) thuế ký ngày ….. tháng …… năm …… tại ………. của Đoàn thanh tra (kiểm tra) của ……. theo Quyết định số ……….về việc thanh tra (kiểm tra) thuế tại …………
– Xét đề nghị của …….(2)………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với (….tên NNT………), MST: ………, thời kỳ thanh tra, kiểm tra từ … đến … :
1. Truy thu thuế là: …… đồng (bằng chữ:………)(3) (trong đó: chi tiết theo từng loại thuế và số tiền thuế).
2. Phạt (nếu có, chi tiết theo hành vi và số tiền phạt) (4)
Yêu cầu ……… nộp vào tài khoản ………của ……… mở tại Kho bạc Nhà nước …….
Thời hạn nộp: Trong 10 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu nộp chậm sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp luật.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Ông/bà/tổ chức được thanh tra (kiểm tra) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– Các đơn vị có liên quan (KK, PC, …);
– Lưu: VT; Bộ phận thanh tra (kiểm tra).
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định:
(1) Ghi rõ ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định;
(2) Ghi rõ cơ quan đề nghị;
(3) Ghi chi tiết theo từng loại thuế và số tiền thuế;
(4) Ghi chi tiết theo hành vi và số tiền phạt;
4. Quy định về việc thanh tra, kiểm tra thuế:
4.1. Kiểm tra thuế:
Theo Điều 60, 61
– Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế như sau:
+ Kiểm tra tính đầy đủ trong hồ sơ khai thuế: nếu hồ sơ khai thuế chưa đủ tài liệu theo quy định hoặc khai chưa đầy đủ các chỉ tiêu thì cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
+ Kiểm tra để làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ thuế.
– Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế bao gồm:
+ Việc thực kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện nếu người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng;
+ Kiểm tra đối với trường hợp qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
+ Kiểm tra đối với các trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau và kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định.
+ Kiểm tra đối với các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề.
+ Kiểm tra đối với các đối tượng chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hoá, đóng mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh.
+ Thực hiện kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
4.2. Thanh tra thuế:
Thanh tra thuế khác với kiểm tra thuế ở phạm vi tiến hành, thanh tra thuế có phạm vi hẹp hơn.
Thanh tra thuế khác với kiểm tra thuế do đó không có kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế mà chỉ thực hiện thanh tra tại trụ sở người nộp thuế. Nội dung thanh tra tại trụ sở người nộp thuế được quy định tại Điều 65
Các trường hợp thanh tra tại trụ sở người nộp thuế bao gồm:
– Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
– Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hoá; hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Qua phân tích ở trên ta có thể thấy việc kiểm tra, thanh tra thuế được thực hiện khi có kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý thuế và trong các trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất. Các trường hợp kiểm tra đột xuất chủ yếu là phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm về thuế hoặc có các khiếu nại về người nộp thuế. Kiểm tra đột xuất nhằm tiến hành kiểm tra kịp thời để giải quyết các sai phạm và tiến hành xử lý ngay lập lức, tránh trường hợp để sai phạm kéo dài, gây thất thoát về thuế.
Sau khi thanh tra, kiểm tra và phát hiện người nộp thuế có các hành vi sai phạm, thuộc trường hợp phải xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan quản lý thuế sẽ ra quyết định về việc xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính nhằm đưa ra các hình thức xử lý đối với từng hành vi vi phạm đồng thời tiến hành truy thu thuế nộp lại cho ngân sách.