Khi các tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc tường hợp có hành vi vi phạm thì cơ quan này sẽ ban hành quyết định về việc thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định về việc thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định về việc thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định về việc thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
- 4 4. Trình tự thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
1. Quyết định về việc thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế là gì?
Các hành vi vi phạm hành chính xảy ra rất nhiều trong thực tế. Ta có thể hiểu vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do các cá nhân, tổ chức thực hiện và vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Nhất là trong lĩnh vực thuế, các hành vi vi phạm hành chính thường xuyên xảy ra đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật chặt chẽ quy định cụ thể về các chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm. Quyết định về việc thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế được sử dụng rộng rãi và có những vai trò quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế là mẫu bản quyết định được cơ quan có thẩm quyền lập ra để quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin về cá nhân tổ chức bị xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt,… Mẫu quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được ban hành kèm theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính về Thuế, Hóa đơn. Sau khi hoàn thành việc lập mẫu quyết định người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế cần ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu để biên bản có giá trị.
2. Mẫu quyết định về việc thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
Mẫu số: 03/QĐ
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN RA
QUYẾT ĐỊNH
——-
Số: /QĐ-[2]
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
[3], ngày tháng năm
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thi hành một phần Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về[4] ….
………………. [5] …………….
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số …/2020/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số……/QĐ-…… ngày…. tháng…. năm…… của[6] ……………;
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số …………./QĐ-… ngày….tháng….năm ….(nếu có);
Căn cứ[7]………..
Theo đề nghị của[8]………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đình chỉ thi hành hình thức phạt tiền quy định tại[9] ………… Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ……QĐ-…… ngày … tháng … năm ………… của[6] …………………………đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:
< 1. Họ và tên cá nhân vi phạm>:…………… Giới tính: ……………………
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./………….. Quốc tịch: ……………………
Nghề nghiệp:…………….
Nơi ở hiện tại:………….
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ……………; ngày cấp:…./…./ ……………………; nơi cấp:……………
Mã số thuế (nếu có):……………..
<1. Tên tổ chức vi phạm>:…………
Địa chỉ trụ sở chính:…………….
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:…………………
Ngày cấp:…./…./…………; nơi cấp:…………….
Mã số thuế:……………
Người đại diện theo pháp luật:[10]…………………………………………. Giới tính: ……………………
Chức danh:…….
2. Số tiền phạt đình chỉ thi hành là:[11]………….
(Bằng chữ)………….
3. Lý do đình chỉ thi hành hình thức phạt tiền:[12]……… theo quy định tại điểm …… khoản …… Điều …… của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 2. Tiếp tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại[13] ……………Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số …/QĐ-… ngày … tháng … năm … của[6] ……………… đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:
<1. Họ và tên cá nhân>:[14]…………. Giới tính: ……………………
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./……………Quốc tịch: ………….
Nghề nghiệp:…………
Nơi ở hiện tại:……………..
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ……………………………………; ngày cấp:…./…./……; nơi cấp:………….
Mã số thuế (nếu có):…………………
<1. Tên tổ chức>:[14]…………………
Địa chỉ trụ sở chính:……………….
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:………………….
Ngày cấp:…./…./…………; nơi cấp:…………
Mã số thuế:……….
Người đại diện theo pháp luật:[10]…………. Giới tính: ………………
Chức danh:………
2. Thời hạn thi hành quyết định là………………ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Quyết định này được:
Giao cho ông (bà)[15]…………………………là cá nhân/đại diện cho tổ chức có tên tại Điều 2 Quyết định này có trách nhiệm tiếp tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số …………/QĐ-……ngày….tháng….năm…… của[6]…………………………
Ông (bà)/Tổ chức có tên tại Điều 2 có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho các cá nhân, tổ chức có liên quan[16]………. để chấp hành.
3. Gửi cho[17]……………………….để tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– ……………
– Lưu: ……..
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH[18]
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có))
3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định về việc thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
[2] Ghi chữ viết tắt tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, các trường hợp khác thì ghi: “THMPQĐXP”.
[3] Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP.
[4] Ghi rõ hành vi hành chính về thuế hay hóa đơn.
[5] Ghi thẩm quyền ban hành quyết định, trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định không phải là người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì không ghi vào chỉ tiêu này.
[6] Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
[7] Ghi rõ văn bản là căn cứ xác định cá nhân chết, mất tích; tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định tại điểm… khoản…. Điều…. Nghị định…/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
[8] Chỉ tiêu này áp dụng đối với trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, các trường hợp khác thì ghi: “Tôi: …………………… Chức vụ: ……………………”.
[9] Ghi cụ thể điều, khoản, điểm quy định số tiền phạt trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
[10] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
[11] Ghi cụ thể mức tiền phạt đã được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
[12] Ghi cụ thể theo từng trường hợp: cá nhân bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị giải thể, phá sản.
[13] Ghi cụ thể điều, khoản, điểm quy định biện pháp khắc phục hậu quả trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
[14] Ghi họ và tên của cá nhân/tên tổ chức có trách nhiệm tiếp tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả đã được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
[15] Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện tổ chức có trách nhiệm tiếp tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả đã được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
[16] Ghi cụ thể theo từng trường hợp các cá nhân, tổ chức có liên quan như: cá nhân là người được hưởng tài sản thừa kế được xác định theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc giải thể, phá sản; người đại diện theo pháp luật của tổ chức bị giải thể, phá sản.
[17] Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị người thi hành quyết định, cơ quan, tổ chức có liên quan.
[18] Trường hợp người ra quyết định là cấp trưởng thì ghi chức danh của cấp trường, trường hợp người ra quyết định là cấp phó được cấp trưởng giao quyền thì ghi chữ viết tắt “Q.” trước chức danh của cấp trường và bổ sung thêm chức danh của cấp phó được cấp trưởng giao quyền, các trường hợp khác giữ nguyên cụm từ “người ra quyết định”.
4. Trình tự thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Bước 1: Các chủ thể có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
– Đối với trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chủ thể có thẩm quyền chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
– Đối với trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì chủ thể có thẩm quyền có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.
– Đối với trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì chủ thể có thẩm quyền có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.
Bước 2: Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành:
Kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản trong thời hạn hai ngày làm việc, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
Bước 3: Công bố công khai việc xử phạt đối chủ thể vi phạm hành chính:
Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 72
Bao gồm các vi phạm hành chính sau đây:
– An toàn thực phẩm.
– Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
– Dược.
– Khám bệnh, chữa bệnh.
– Lao động.
– Xây dựng.
– Bảo hiểm xã hội.
– Bảo hiểm y tế.
– Bảo vệ môi trường.
– Thuế.
– Chứng khoán.
– Sở hữu trí tuệ.
– Đo lường.
– Sản xuất, buôn bán hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội.
Bước 4: Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì các cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn là mười ngày. Trong trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn mười ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp xét thấy việc thi hành