Đối với chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì cũng được pháp luật quy định về thanh ra chuyên ngành. Vậy Quyết định về việc thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành được thành lập như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định về việc thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định về việc thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định về việc thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành:
- 4 4. Một số quy định về việc thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành:
- 4.1 4.1. Đặc điểm của thanh tra chuyên ngành như sau:
- 4.2 4.2. Về nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành thanh tra chuyên ngành:
- 4.3 4.3. Về thời hạn thanh tra, thời hạn gửi quyết định thanh tra, thời hạn công bố quyết định thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra chuyên ngành:
- 4.4 4.4. Về quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra:
1. Mẫu quyết định về việc thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành là gì?
Mẫu số 01/QĐ-TT: Quyết định về việc thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành là mẫu quyết định được dùng để quyết định về việc thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành của bảo hiểm xã hội. Mẫu nêu rõ người ra quyết định thành lập, thành viên của đoàn thanh tra…. Mẫu được ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN.
Mẫu số 01/QĐ-TT: Quyết định về việc thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành được cơ quan có thẩm quyền lập ra dùng để quyết định về việc thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành của bảo hiểm xã hội. Đây cũng là căn cứ để thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành của bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành trong quá trình thực hiện việc thanh tra chuyên ngành.
2. Mẫu quyết định về việc thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành:
Mẫu quyết định về việc thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành có nội dung như sau:
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
Số: ………./QĐ-BHXH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
…, ngày….tháng….. năm…..
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Đoàn thanh tra chuyên ngành …..1
CHỨC DANH NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ
Căn cứ ……..2;
Căn cứ …..3;
Căn cứ……4;
Xét đề nghị của ……5,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Đoàn thanh tra chuyên ngành gồm các ông (bà) có tên sau đây:
Ông (Bà) Họ và tên, chức vụ Trưởng đoàn;
Ông (Bà) Họ và tên, chức vụ Phó Trưởng đoàn (nếu có);
Ông (Bà) Họ và tên, chức vụ Thành viên;
Điều 2. Đoàn thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ: …
– Thời kỳ thanh tra: Từ ngày …./…./……đến hết ngày …./…./……; tình hình, số liệu trước và sau thời kỳ thanh tra có liên quan đến nội dung thanh tra.
– Thời hạn thanh tra: ……….. ngày làm việc, kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra.
– Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra các nội dung yêu cầu tại Điều này. Trong quá trình thanh tra Trưởng đoàn, các thành viên Đoàn thanh tra chuyên ngành và đối tượng thanh tra có các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về thanh tra.
– Giao cho……6 phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra; thực hiện chức năng giám sát, chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra; theo dõi, giúp xử lý hoặc trình….7 xử lý theo thẩm quyền các kiến nghị của Đoàn thanh tra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký…..6……8 và các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– …;
– Lưu: VT, …
CHỨC DANH NGƯỜI KÝ QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định về việc thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành:
1 Tên cuộc thanh tra chuyên ngành.
2 Văn bản làm căn cứ cho việc ban hành Quyết định (VD: Luật BHXH, Luật BHYT,
3 Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ban hành Quyết định thanh tra.
4 Chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với thanh tra chuyên ngành theo chương trình, kế hoạch).
5 Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có chức năng tham mưu, đề xuất thanh tra.
6 Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tham mưu đề xuất tiến hành thanh tra.
7 Chức danh của người ra quyết định thanh tra.
8 Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc tổ chức, thực hiện cuộc thanh tra
4. Một số quy định về việc thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành:
4.1. Đặc điểm của thanh tra chuyên ngành như sau:
Thứ nhất, là hoạt động thanh tra do các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tiến hành, như Bộ, Sở, Thanh tra bộ, Thanh tra sở, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (Tổng cục, Cục thuộc bộ, Chi cục thuộc sở).
Thứ hai, đối tượng thanh tra chuyên ngành là mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành.
Thứ ba, nội dung của thanh tra chuyên ngành là xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, qui tắc quản lý của ngành, lĩnh vực. Khi xem xét, các cơ quan tiến hành có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.
Xuất phát từ đó, Luật Thanh tra đã quy định cụ thể về thẩm quyền ra quyết định thanh tra; nội dung quyết định thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên… Cụ thể như sau:
Để bảo đảm tính nhanh nhạy, kịp thời, linh hoạt và đa dạng, đồng thời hạn chế sự tùy tiện trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, Điều 51 Luật thanh tra đã quy định cụ thể về thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành và phân công Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập như sau:
Khi tiến hành thanh tra độc lập, Thanh tra viên phải xuất trình thẻ thanh tra, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải xuất trình thẻ công chức.
Nội dung quyết định thanh tra chuyên ngành được quy định tại Điều 52, trong đó khi ban hành quyết định thanh tra chuyên ngành, người ra quyết định phải ghi rõ các nội dung sau: Căn cứ pháp lý để thanh tra; Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra; Thời hạn thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của đoàn thanh tra…
4.2. Về nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành thanh tra chuyên ngành:
Đối với Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành: Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 53 của Luật Thanh tra. So với quy định hiện hành thì Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành được bổ sung thêm yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra. Ngoài ra, Điều 53 tiếp tục ghi nhận những quyền hạn, nhiệm vụ riêng của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành và quy định rõ những quyền hạn, nhiệm vụ khác được thực hiện như Trưởng đoàn thanh tra hành chính. Cách thể hiện này bảo đảm tính thống nhất, cụ thể, rõ ràng và dễ thực hiện.
Đối với thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, người ra quyết định thanh tra chuyên ngành thì:.Khi tiến hành thanh tra theo đoàn, thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 54 của Luật Thanh tra.
Khi tiến hành thanh tra độc lập, thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Thanh tra.
Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra chuyên ngành được quy định tại Điều 55 của Luật thanh tra.
4.3. Về thời hạn thanh tra, thời hạn gửi quyết định thanh tra, thời hạn công bố quyết định thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra chuyên ngành:
4.4. Về quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra:
Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra được quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật thanh tra. Về cơ bản, quyền và nghĩa vụ này được kế thừa từ Luật Thanh tra năm 2004 như: quyền giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra; khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên…; và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Việc quy định khiếu nại quyết định xử lý về thanh tra được hiểu là khiếu nại đối với các quyết định xử lý của Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình tiến hành thanh tra hoặc sau thanh tra. Ngoài ra, cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật về tố cáo. Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
Cơ sở pháp lý:
– Luật thanh tra năm 2010;
– Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam