Việc phê duyệt quyết toán dự án được cơ quan có thẩm quyền lập thành quyết định về việc phê duyệt quyết toán dự án. Vậy mẫu quyết định về việc phê duyệt quyết toán dự án được quy định như thế nào và có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Quyết định về việc phê duyệt quyết toán dự án là gì?
Quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành được gửi cho các cơ quan, đơn vị là chủ đầu tư, cơ quan nhận tài sản, cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư, cơ quan kiểm soát thanh toán, cho vay, cấp vốn đầu tư của dự án (hoặc cơ quan được ủy quyền thanh toán, cho vay, cấp vốn đầu tư đối với các dự án có độ mật cao), người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán và gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án nhóm A sử dụng nguồn vốn nhà nước). Quyết định về việc phê duyệt quyết toán dự án được sử dụng phổ biến và có những ý nghĩa, vai trò quan trọng.
Mẫu số 11/QTDA: Quyết định về việc phê duyệt quyết toán dự án là một phần không thể thiếu trong Hồ sơ trình phê duyệt quyết toán. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán lập hồ sơ trình duyệt quyết toán dự án hoàn thành để trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán sau khi đã thẩm tra xong quyết toán. Mẫu nêu rõ thông tin dự án, thông tin chủ đầu tư, địa điểm xây dựng, kết quả đầu tư, chi phí đầu tư, giá trị tái sản hình thành sau đầu tư,…
2. Mẫu quyết định về việc phê duyệt quyết toán dự án:
CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
——-——-——-—–
Số:………../QĐ-……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
….., ngày….. tháng… năm …
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt quyết toán dự án (dự án thành phần, tiểu dự án độc lập, công trình, hạng mục công trình) hoàn thành
THẨM QUYỀN BAN HÀNH
Căn cứ: …………………..
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt quyết toán dự án (dự án thành phần, tiểu dự án độc lập, công trình, hạng mục công trình) hoàn thành
– Tên dự án (hoặc dự án thành phần, tiểu dự án độc lập, công trình, hạng mục công trình độc lập) hoàn thành:
– Chủ đầu tư:
– Địa điểm xây dựng:
– Thời gian khởi công, hoàn thành (thực tế):
Điều 2. Kết quả đầu tư
1. Nguồn vốn đầu tư:
Đơn vị tính: đồng
Nguồn vốn | TMĐT dự án, dự án thành phần, tiểu dự án độc lập, hoặc DT công trình, hạng mục công trình được duyệt hoặc điều chỉnh lần cuối | Giá trị phê duyệt quyết toán | Thực hiện | |
Số vốn đã thanh toán | Còn được thanh toán | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 4 = 3-4 |
Tổng số | ||||
1. Nguồn vốn đầu tư công 1.1. Ngân sách nhà nước – Vốn ngân sách trung ương: + Vốn hỗ trợ có mục tiêu và Chương trình mục tiêu quốc gia + Vốn trái phiếu Chính phủ + Vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ + Vốn…….. – Vốn ngân sách địa phương 1.2. Nguồn vốn khác thuộc vốn đầu tư công 2. Nguồn vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh 3. Nguồn vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của nhà nước 4. Nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước 5. Nguồn vốn khác (nếu có) |
2. Chi phí đầu tư
Đơn vị tính: đồng
Nội dung | TMĐT dự án, dự án thành phần, tiểu dự án độc lập, hoặc DT công trình, hạng mục công trình được duyệt hoặc điều chỉnh lần cuối | Giá trị quyết toán |
1 | 2 | 3 |
Tổng số | ||
1. Bồi thường, hỗ trợ, TĐC | ||
2. Xây dựng | ||
3. Thiết bị | ||
4. Quản lý dự án | ||
5. Tư vấn | ||
6. Chi phí khác | ||
7. Dự phòng |
3. Chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản:
3.1. Chi phí thiệt hại do các nguyên nhân bất khả kháng:
3.2. Chi phí không tạo nên tài sản:
4. Giá trị tài sản hình thành sau đầu tư:
Đơn vị tính: đồng
Nội dung | Thuộc chủ đầu tư quản lý | Giao đơn vị khác quản lý | ||
Giá trị thực tế | Giá trị quy đổi (nếu có) | Giá trị thực tế | Giá trị quy đổi (nếu có) | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Tổng số | ||||
1. Tài sản dài hạn (tài sản cố định) | ||||
2. Tài sản ngắn hạn |
5. Vật tư thiết bị tồn đọng:
Điều 3. Trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan:
1. Trách nhiệm của chủ đầu tư:
1.1. Được phép tất toán nguồn và chi phí đầu tư là:
Đơn vị tính: đồng
Nguồn | Số tiền | Ghi chú |
Tổng số | ||
1. Nguồn vốn đầu tư công 1.1. Ngân sách nhà nước – Vốn ngân sách trung ương: + Vốn hỗ trợ có mục tiêu và Chương trình mục tiêu quốc gia + Vốn trái phiếu Chính phủ + Vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ + Vốn…….. – Vốn ngân sách địa phương 1.2. Nguồn vốn khác thuộc vốn đầu tư công 2. Nguồn vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh 3. Nguồn vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của nhà nước 4. Nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước 5. Nguồn vốn khác (nếu có) |
1.2. Tổng các khoản công nợ tính đến ngày … tháng … năm … là: ……………đồng.
+ Tổng nợ phải thu: ……………đồng.
+ Tổng nợ phải trả: ……………đồng.
Chi tiết các khoản công nợ theo số phải thu, phải trả của từng đơn vị tại phụ lục số: …. kèm theo.
2. Trách nhiệm của đơn vị tiếp nhận tài sản:
Được phép ghi tăng tài sản:
Đơn vị tính: đồng
Tên đơn vị tiếp nhận tài sản | Tài sản dài hạn/cố định | Tài sản ngắn hạn |
1 | 2 | 3 |
3. Trách nhiệm của các đơn vị, cơ quan có liên quan:
4. Các nghiệp vụ thanh toán khác (nếu có):
Điều 4: Trách nhiệm thi hành
Nơi nhận:
(Ghi theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Thông tư)
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định về việc phê duyệt quyết toán dự án:
– Phần mở đầu:
+ Cơ quan phê duyệt.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Địa điểm và thời gian lập quyết định.
+ Tên biên bản cụ thể là quyết định về việc phê duyệt quyết toán dự án.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thẩm quyền ban hành.
+ Quyết định về việc phê duyệt quyết toán dự án.
+ Phê duyệt quyết toán dự án (dự án thành phần, tiểu dự án độc lập, công trình, hạng mục công trình) hoàn thành.
+ Kết quả đầu tư.
+ Trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan.
+ Trách nhiệm thi hành.
– Phần cuối biên bản:
+ Nơi nhận.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.
4. Một số quy định của pháp luật về công tác quyết toán dự án hoàn thành:
Căn cứ pháp lý:
Thông tư 10/2020/TT-BTC (đã hết hiệu lực) của Bộ tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước.
4.1. Mục tiêu của công tác quyết toán dự án hoàn thành:
Theo Điều 2 Thông tư 10/2020/TT-BTC quy định nội dung như sau:
“1. Đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại.
2. Đánh giá việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong quá trình đầu tư thực hiện dự án, xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
3. Các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn nhà nước.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, công tác quyết toán dự án hoàn thành bao gồm các mục tiêu sau: Thứ nhất, giúp đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại. Thứ hai giúp đánh giá việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong quá trình đầu tư thực hiện dự án, xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn nhà nước.
4.2. Hồ sơ trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán:
Theo Điều 7 Thông tư 10/2020/TT-BTC quy định nội dung như sau:
“Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán và 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
1. Đối với dự án hoàn thành, hạng mục công trình hoàn thành, dự án dừng thực hiện vĩnh viễn có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản chính). Trường hợp kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán, tờ trình phải nêu rõ những nội dung thống nhất, nội dung không thống nhất và lý do không thống nhất giữa chủ đầu tư và kiểm toán độc lập. Trường hợp các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra (sau đây gọi là thanh tra), kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, cơ quan pháp luật thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra dự án, trong tờ trình chủ đầu tư phải nêu rõ việc chấp hành các kiến nghị, kết luận của các cơ quan trên.
b) Biểu mẫu báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều 6 Thông tư này (bản chính).
c) Toàn bộ các văn bản pháp lý có liên quan theo Mẫu số 02/QTDA (bản chính hoặc bản do chủ đầu tư sao y bản chính).
d) Hồ sơ quyết toán của từng hợp đồng gồm các tài liệu (bản chính hoặc do chủ đầu tư sao y bản chính):
đ)
e) Báo cáo kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành của đơn vị kiểm toán độc lập trong trường hợp thuê kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán (bản chính).
g) Báo cáo kiểm toán hoặc thông báo kết quả kiểm toán (sau đây gọi chung là báo cáo kiểm toán), kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra, quyết định xử lý vi phạm của các cơ quan Kiểm toán nhà nước, thanh tra, kiểm tra trong trường hợp các cơ quan này thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán dự án; kết quả điều tra của các cơ quan pháp luật trong trường hợp dự án có vi phạm pháp luật bị cơ quan pháp luật điều tra. Báo cáo của chủ đầu tư kèm các tài liệu liên quan về tình hình chấp hành các ý kiến của các cơ quan nêu trên.
2. Đối với dự án quy hoạch, dự án chuẩn bị đầu tư sử dụng vốn chi đầu tư phát triển (nếu có), dự án dừng thực hiện vĩnh viễn chưa có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản chính).
b) Biểu mẫu báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều 6 Thông tư này (bản chính).
c) Toàn bộ các văn bản pháp lý có liên quan theo Mẫu số 09/QTDA (bản chính hoặc bản do chủ đầu tư sao y bản chính).
d) Hồ sơ quyết toán của từng hợp đồng gồm bản chính các tài liệu: Hợp đồng, các biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn thanh toán (trừ trường hợp chưa có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị); các văn bản phê duyệt điều chỉnh, bổ sung, phát sinh, thay đổi (nếu có), biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành toàn bộ hợp đồng (nếu có), bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng (nếu có), biên bản thanh lý hợp đồng đối với trường hợp đã đủ điều kiện thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật về hợp đồng.
đ) Báo cáo kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của kiểm toán độc lập trong trường hợp kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán.
e) Báo cáo kiểm toán, kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra, quyết định xử lý vi phạm của các cơ quan Kiểm toán nhà nước, thanh tra, kiểm tra trong trường hợp các cơ quan này thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm, toán dự án; kết quả điều tra của các cơ quan pháp luật trong trường hợp chủ đầu tư vi phạm pháp luật bị cơ quan pháp luật điều tra. Báo cáo của chủ đầu tư kèm các tài liệu liên quan về tình hình chấp hành các ý kiến của các cơ quan nêu trên.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình các tài liệu khác có liên quan để phục vụ công tác thẩm tra quyết toán khi cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán đề nghị bằng văn bản.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán và 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây:
Thứ nhất, đối với dự án hoàn thành, hạng mục công trình hoàn thành, dự án dừng thực hiện vĩnh viễn có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị: Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản chính); Biểu mẫu báo cáo quyết toán; Hồ sơ quyết toán của từng hợp đồng (gồm các tài liệu như Hợp đồng xây dựng và các phụ lục hợp đồng; Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng);…
Thứ hai, đối với dự án quy hoạch, dự án chuẩn bị đầu tư sử dụng vốn chi đầu tư phát triển (nếu có), dự án dừng thực hiện vĩnh viễn chưa có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị: Báo cáo kiểm toán, kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra, quyết định xử lý vi phạm của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra, kiểm tra trong trường hợp các cơ quan này thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán dự án;…