Nhằm đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội, luật bảo hiểm xã hội quy định cụ thể về chế độ trợ cấp mai táng đối với đối tượng đóng bảo hiểm xã hội. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu quyết định về việc hưởng trợ cấp mai táng.
Mục lục bài viết
1. Quyết định về việc hưởng trợ cấp mai táng là gì?
Theo quy định của pháp luật, mai táng là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất. Khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội chết và đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng trợ cấp mai táng thì sẽ được các cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trợ cấp phí mai táng. Quyết định về việc hưởng trợ cấp mai táng ra đời trong hoàn cảnh đó và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đời sống.
Mẫu số 08-HSB: Quyết định về việc hưởng trợ cấp mai táng là biểu mẫu về trợ cấp an táng cho người tham gia bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm xã hội. Mẫu nêu rõ thông tin về căn cứ hưởng trợ cấp mai táng, giải quyết trợ cấp mai táng, nơi nhận trợ cấp, người đứng tên nhận trợ cấp,… Quyết định về việc hưởng trợ cấp mai táng được ban hành theo
2. Mẫu quyết định về việc hưởng trợ cấp mai táng:
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH/TP…..
——–
Số: ………../QĐ-BHXH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
….., ngày …. tháng …. năm .….
TRỢ CẤP MAI TÁNG
SỐ SỔ BHXH…………….
SỐ ĐỊNH DANH…………….
QUYẾT ĐỊNH
Về việc hưởng trợ cấp mai táng
GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH/THÀNH PHỐ ……………
Căn cứ
Căn cứ Quyết định số ……….. ngày … tháng … năm …. của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thành lập Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố ……..;
Căn cứ hồ sơ giải quyết chế độ tử tuất đối với thân nhân của ông/bà ……………. chết ngày …. tháng … năm ……,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Giải quyết trợ cấp mai táng đối với thân nhân ông/bà …………………… số sổ BHXH ………….
– Mức trợ cấp mai táng: ……………….. đồng.
– Trợ cấp chết do TNLĐ, BNN (nếu có): ………………….. đồng.
– Trợ cấp khu vực một lần (nếu có): ……………………… đồng.
Tổng số tiền trợ cấp: ………………….. đồng.
(Số tiền bằng chữ ………………đồng).
– Người đứng tên nhận trợ cấp: …………………; là (1)……………………. của ông/bà có tên trên.
– Nơi nhận trợ cấp: ………………….
Điều 2. Các ông, bà Trưởng phòng Chế độ BHXH, Giám đốc BHXH (2)…………………. và người đứng tên nhận trợ cấp nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– (3) ……………………………….;
– BHXH………………………….;
– Lưu hồ sơ (2 bản).
GIÁM ĐỐC
(ký, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định về việc hưởng trợ cấp mai táng:
(1) Ghi theo mối quan hệ với người chết;
(2) Ghi theo tên đơn vị hành chính cấp huyện;
(3) Ghi tên người đứng nhận trợ cấp.
4. Một số quy định của pháp luật về trợ cấp mai táng:
– Căn cứ pháp lý:
– Điều 66
“Điều 66. Trợ cấp mai táng
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.”
Như vậy, căn cứ vào khoản 6 Điều 3
+ Thứ nhất là người lao động là công dân Việt Nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên.
+ Thứ hai, người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Thứ ba, người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
– Cũng theo quy định của Điều này, thân nhân của những đối tượng trên được hưởng trợ cấp mai táng:
“Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.”
Mức trợ cấp mai táng:
Theo quy định của pháp luật, trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động thuộc các trường hợp trên chết.
Trong trường hợp những người này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng mức trợ cấp trên tại tháng Tòa án tuyên bố là đã chết.
Hiện nay mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng. Nếu người lao động chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 x 1,49 triệu đồng = 14,9 triệu đồng.
– Trợ cấp mai táng đối với thân nhân người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 12
+ Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Người lao động có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên;
+ Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
Người lao động thuộc trường hợp trên bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng mức trợ cấp bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng Tòa án tuyên bố là đã chết.
5. Một số quy định của pháp luật về trợ cấp tuất hàng tháng:
– Căn cứ pháp lý:
Điều 67, 68
Khoản 4 Điều 12 Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 25, 26 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của bộ lao động thương binh và xã hội.
– Về điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:
Người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì thân nhân đủ điều kiện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:
+ Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên;
Trường hợp người lao động còn thiếu tối đa không quá 6 tháng để đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, thì thân nhân được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất với mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi chết;
+ Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
+ Đang hưởng lương hưu mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên.
– Về đối tượng được hưởng:
Là thân nhân của những người lao động kể trên, bao gồm:
+ Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d kể trên phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
– Về mức hưởng:
Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Trường hợp một người chết thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp nếu trên.
– Về thời điểm hưởng:
Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà người lao động kể trên chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.