Vì những lý do đó mà các chủ thể đã làm mất đi quyền kháng cáo của mình. Ngoài ra cũng có trường hợp vì lý do bất khả kháng nào đó, nên các chủ thể không kịp làm đơn kháng cáo. Do đó pháp luật đã đưa ra các quy định của pháp luật về kháng cáo quá hạn.
Mục lục bài viết
1. Quyết định về việc giải quyết kháng cáo quá hạn là gì?
Kháng cáo quá hạn là một trong những nội dung quan trọng của
Mẫu số 47-HS: Quyết định về việc giải quyết kháng cáo quá hạn là biểu mẫu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra để quyết định về việc giải quyết kháng cáo quá hạn đối với các vụ án. Mẫu nêu rõ thông tin thành phần Hội đồng xét kháng cáo quá hạn, nội dung kháng cáo, quyết định về việc giải quyết kháng cáo quá hạn,… Mẫu được ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Mẫu quyết định về việc giải quyết kháng cáo quá hạn:
Mẫu số 47-HS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN…………………….(1)
____________
Số:……/…… (2) /HSPT-QĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________
………., ngày….. tháng….. năm……
QUYẾT ĐỊNH
(Về việc giải quyết kháng cáo quá hạn)
TÒA ÁN(3)…..
– Thành phần Hội đồng xét kháng cáo quá hạn gồm có: (4)
Thẩm phán – Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà)
Các Thẩm phán: Ông (Bà)
Ông (Bà)
– Đại diện Viện kiểm sát (5)……tham gia phiên họp:
Ông (Bà)…- Kiểm sát viên.
NHẬN THẤY:
Ngày…..tháng…..năm……, (6)……. Ông (Bà)(7) ….. có đơn kháng cáo Bản án (Quyết định) số:(8)….của Tòa án(9)…… đối với vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số:…/…/TLST-HS ngày…tháng…năm…với nội dung(10)……
XÉT THẤY:
Việc kháng cáo của(11) …….là quá thời hạn quy định tại Điều … của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Việc kháng cáo quá hạn là do (12)
Căn cứ Điều 335 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
QUYẾT ĐỊNH:
1(13). ……..kháng cáo quá hạn của(14)….
Đối với Bản án (Quyết định) hình sự sơ thẩm số:(15)……của Tòa án(16)…..
2 (17)…..
Nơi nhận:
-(18)……;
– Lưu hồ sơ vụ án.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT KHÁNG CÁO
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN HỌP
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định về việc giải quyết kháng cáo quá hạn:
(1) và (3) ghi tên Tòa án xét xử phúc thẩm; nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi tên Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh…); nếu là Tòa án quân sự ghi Tòa án quân khu (Tòa án quân sự Quân khu 1).
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định.
(4) ghi đầy đủ họ tên của Thẩm phán; nếu là Tòa án quân sự thì không ghi “Ông (Bà)” mà ghi cấp bậc quân hàm.
(5) ghi tên Viện kiểm sát, họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên họp.
(6) ghi địa vị pháp lý trong tố tụng của người kháng cáo.
(7) (11) và (14) nếu cá nhân thì ghi đầy đủ họ tên của người kháng cáo; nếu pháp nhân thương mại thì ghi họ tên của người đại diện theo pháp luật; trường hợp bị cáo là người kháng cáo thì không ghi Ông (Bà).
(8) và (15) ghi cụ thể số và ký hiệu Bản án, Quyết định.
(9) và (16) ghi tên Tòa án xét xử sơ thẩm.
(10) ghi cụ thể nội dung kháng cáo.
(12) nêu lý do kháng cáo quá hạn
(13) nếu chấp nhận kháng cáo thì ghi chấp nhận; nếu không chấp nhận kháng cáo thì ghi không chấp nhận.
(17) nếu chấp nhận kháng cáo quá hạn thì ghi phần của bản án (quyết định) hình sự sơ thẩm bị kháng cáo chưa có hiệu lực pháp luật và vụ án được xét xử phúc thẩm theo thủ tục chung; nếu không chấp nhận kháng cáo quá hạn thì ghi Bản án (quyết định) hình sự sơ thẩm số…..của Tòa án…..có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định về việc giải quyết kháng cáo quá hạn.
(18) ghi tên Tòa án đã xử sơ thẩm và người kháng cáo quá hạn.
4. Một số quy định về kháng cáo quá hạn trong tố tụng hình sự:
4.1. Thời hạn kháng nghị:
Theo Điều 337
“1. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.
2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật kể từ ngày tuyên án thì thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày.
Cũng cần lưu ý rằng đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
Thời hạn kháng cáo đối với quyết định đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của pháp luật là 07 ngày.
Đối với trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo sẽ được xác định dựa vào căn cứ ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu phong bì.
Trường hợp kháng cáo sau khi đã hết thời gian theo quy định được gọi là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn , Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm. Cần lưu ý rằng, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo thì trong thời hạn mười ngày, Tòa án cấp phúc thẩm phải thực hiện việc xem xét kháng cáo quá thời hạn.
4.2. Quy định về kháng cáo quá hạn trong tố tụng hình sự:
Theo quy định tại Điều 335 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về kháng cáo quá hạn có nội dung như sau:
– Việc kháng cáo quá hạn sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn do Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định.
– Kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn trong thời hạn 03 ngày, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và những chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
– Kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) trong thời hạn 10 ngày, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Hội đồng xét kháng cáo quá hạn có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn và Hội đồng xét kháng cáo quá hạn cần phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định của mình theo đúng quy định pháp luật.
– Phiên họp xét kháng cáo quá hạn cần phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn ba ngày trước ngày xét đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản sao đơn kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu kèm theo (nếu có) cho Viện kiểm sát cùng cấp. Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc xét kháng cáo quá hạn.
– Quyết định của Hội đồng xét kháng cáo quá hạn phải được gửi cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp phúc thẩm.
Cần lưu ý đối với trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do
Như vậy, nhằm mục đích để khắc phục những trường hợp bất khả kháng làm cho người có quyền kháng cáo không thực hiện được quyền kháng cáo của mình trong thời gian pháp luật quy định, thì tại Điều 335 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã đưa ra quy định việc kháng cáo quá hạn nếu có lí do chính đáng có thể được tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã nêu lý do chính đáng bao gồm bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo nhưng ta có thể hiểu rõ hơn là thiên tai, dịch hại, lí do sức khỏe của bản thân hoặc gia đình người có quyền kháng cáo làm cho họ không thể thực hiện được quyền kháng cáo trong thời hạn pháp luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định.
Đối với việc xét lý do kháng cáo quá hạn phải được thực hiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm. Khi nhận được hồ sơ vụ án có nhiều người kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm phải kiểm tra có kháng cáo nào quá hạn hay không. Nếu có thì phải xét lý do kháng cáo quá hạn trước khi mở phiên tòa.
Tòa án cấp phúc thẩm phải thành lập Hội đồng xét xử bao gồm ba Thẩm phán để xét lý do kháng cáo quá hạn trên cơ sở giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn kháng cáo mà chủ thể có quyền kháng cáo đã nộp trước đó.
Đối với các trường hợp cần thiết Hội đồng xét xử có quyền triệu tập người kháng cáo quá hạn đến phiên họp trình bày bổ sung về lý do kháng cáo quá hạn hoặc yêu cầu họ cung cấp giấy tờ, tài liệu bổ sung chứng minh cho việc kháng cáo quá hạn của mình là có lý do chính đáng.