Khi quyết định về việc gia hạn thời gian thanh tra thì chủ thể có thẩm quyền phải ra quyết định về việc gia hạn thời gian thanh tra. Vậy mẫu quyết định về việc gia hạn thời hạn thời gian thanh tra bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định về việc gia hạn thời gian thanh tra là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Thanh tra năm 2022 quy định về Mục đích hoạt động thanh tra như sau:
– Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục;
– Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
– Giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật;
– Phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước;
– Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan thanh tra giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, công tác thanh tra; tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Mẫu quyết định về việc gia hạn thời gian thanh tra là mẫu quyết định của cơ quan thanh tra khi gia hạn thời gian thanh tra. Mẫu quyết định về việc gia hạn thời gian thanh tra nêu rõ thông tin về thời hạn gia hạn cho đoàn thanh tra, nội dung của quyết định về việc gia hạn thời gian thanh tra, và chữ ký xác nhận của người ký quyết định.
Mẫu quyết định về việc gia hạn thời gian thanh tra là mẫu quyết định được dùng để đưa ra quyết định về thời gian thêm khi thanh tra của chủ thể có thẩm quyền đối với cơ quan thanh tra. Mẫu quyết định về việc gia hạn thời gian thanh tra là cơ sở để gia hạn thời gian thanh tra cho đoàn thanh tra, tuy nhiên thời gian được gia hạn không được phép quá thời gian gia hạn mà pháp luật quy định. Việc gia hạn thời gian thanh tra về bản chất là quyết định của người ra quyết định thanh tra nhằm kéo dài thêm thời gian thanh tra cho đoàn thành tra khi Trường đoàn thanh tra gửi văn bản đề nghị và nêu rõ lý do, thời gian đề nghị gia hạn thanh tra.
2. Mẫu quyết định về việc gia hạn thời gian thanh tra:
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(NẾU CÓ)
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
Số: …………./QĐ-BHXH.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
…….., ngày…..tháng…..năm…..
QUYẾT ĐỊNH
(Về việc gia hạn thời gian thanh tra…………..(1))
CHỨC DANH NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 ngày 14/11/2022;
Căn cứ ………(2)
Căn cứ ………(3)
Căn cứ Quyết định số……..ngày ………./……../………..của ….(4) về ….(5)
Xét đề nghị của …..(6)
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Gia hạn thời gian thanh tra của Đoàn thanh tra theo Quyết định số …….. ngày …./…./……của…..(4) về……..(5)
Thời gian gia hạn là………ngày làm việc kể từ ngày …./…./…….
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Đoàn thanh tra và …..(7) có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– ……………;
– Lưu: VT, …
CHỨC DANH NGƯỜI KÝ QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định về việc gia hạn thời gian thanh tra:
(1): Tên cuộc thanh tra.
(2): Văn bản làm căn cứ cho việc ban hành Quyết định (VD: Luật BHXH, Luật BHYT,
(3): Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ban hành Quyết định thanh tra.
(4): Chức danh người ra quyết định thanh tra.
(5): Tên cuộc thanh tra.
(6): Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có chức năng tham mưu, đề xuất thanh tra hoặc Trưởng đoàn.
(7): Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc tổ chức, thực hiện cuộc thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân là đối tượng của cuộc thanh tra.
4. Quy định của pháp luật về kéo dài thời gian thanh tra:
Căn cứ theo Điều 48 Luật Thanh tra năm 2022 quy định về Gia hạn thời hạn thanh tra như sau:
– Các trường hợp phức tạp được gia hạn thời hạn thanh tra bao gồm:
+ Cần phải tiến hành việc xác minh, làm rõ hành vi tiêu cực, tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
+ Khi đối tượng thanh tra, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan không hợp tác, cản trở, chống đối, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra làm ảnh hưởng đến thời hạn thanh tra.
+ Phải thực hiện trưng cầu giám định hoặc phái xác minh, làm rõ vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc nội dung, phạm vi tiến hành thanh tra;
– Các trường hợp đặc biệt phức tạp được gia hạn thời hạn thanh tra bao gồm:
+ Cuộc thanh tra phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương;
+ Cuộc thanh tra có ít nhất 02 yếu tố quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật Thanh tra năm 2022.
– Việc gia hạn thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi người ra quyết định thanh tra đề nghị gia hạn thời hạn thanh tra kèm theo dự thảo quyết định gia hạn thời hạn thanh tra; văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do, thời gian gia hạn.
– Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra được gửi đến Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Căn cứ theo Điều 47 Luật Thanh tra năm 2022 quy định thời hạn thanh tra như sau:
– Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:
+ Đối với các cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày; còn đối với các trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày; trường hợp đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn lần thứ hai không quá 30 ngày;
+ Đối với các cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 45 ngày; đối với các trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày;
+ Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành không quá 30 ngày; đối với các trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.
– Thời gian tạm dừng cuộc thanh tra quy định tại Điều 70 của Luật Thanh tra năm 2022 dưới đây quy định về tạm dừng cuộc thanh tra sẽ không tính vào thời hạn thanh tra:
+ Người ra quyết định thanh tra quyết định tạm dừng cuộc thanh tra trong trường hợp sau đây:
i) Có sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cuộc thanh tra;
ii) Đối tượng thanh tra đề nghị tạm dừng cuộc thanh tra mà có lý do chính đáng và được người ra quyết định thanh tra đồng ý; trong trường hợp này, thời hạn tạm dừng cuộc thanh tra không quá 30 ngày.
+ Khi tạm dừng cuộc thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét hủy bỏ biện pháp đã áp dụng hoặc áp dụng biện pháp theo thẩm quyền nhưng phải bảo đảm không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.
+ Người ra quyết định thanh tra quyết định tiếp tục cuộc thanh tra khi lý do của việc tạm dừng cuộc thanh tra không còn hoặc hết thời hạn tạm dừng đối tượng thanh tra đề nghị tạm dừng cuộc thanh tra mà có lý do chính đáng và được người ra quyết định thanh tra đồng ý; trong trường hợp này, thời hạn tạm dừng cuộc thanh tra không quá 30 ngày.
+ Quyết định tạm dừng cuộc thanh tra, quyết định tiếp tục cuộc thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra.
– Cơ sở pháp lý:
+ Luật thanh tra 2022;
+ Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra.