Truy tố là một giai đoạn trong quá trình tố tụng hình sự, truy tố được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, cơ quan có thẩm quyền có thể ra quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn. Vậy, Mẫu quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn là gì?
Mẫu quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn là mẫu văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành khi xét thấy trong vụ án đó có căn cứ để được truy tố theo thủ tục rút gọn mà pháp luật đã quy định. Mẫu quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn nêu rõ những thông tin về Viện kiểm sát ban hành, cơ quan ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, họ và tên người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội, cơ quan ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, nội dung của quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn.
Mẫu quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn là mẫu văn bản được dùng để đưa ra quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn. Mẫu quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành truy tố theo thủ tục rút gọn. Trong quyết định truy tố ghi tóm tắt hành vi phạm tội, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng, đặc điểm nhân thân của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nêu rõ lý do và căn cứ truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự.
2. Mẫu quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn:
VIỆN KIỂM SÁT..(1)
…………..(2)
__________
Số:…../QĐ-VKS…-…(3)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________
……, ngày……… tháng……… năm 20……
TRUY TỐ THEO THỦ TỤC RÚT GỌN
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT………
Căn cứ các điều 41, 236 và 461 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số…… ngày…… tháng…… năm….. và Quyết định khởi tố bị can số…… ngày…… tháng…… năm……của(4) …… đối với(5) ….. về tội..… quy định tại khoản…… Điều…… Bộ luật Hình sự;
Căn cứ Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn số… ngày… tháng… năm…của(6) …;
Trên cơ sở kết quả điều tra và Quyết định đề nghị truy tố số… ngày…… tháng……năm……. của……,
xác định được như sau:….(7) .
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Truy tố bị can (hoặc các bị can) có lý lịch nêu trên ra trước Toà án……. để xét xử về tội……quy định tại điểm…… khoản…… Điều…… Bộ luật Hình sự.
2. Kèm theo Quyết định truy tố có:
– Hồ sơ vụ án gồm có:……tập, bằng……tờ; đánh số thứ tự từ 01 đến……..
– Bản thống kê vật chứng.
– Danh sách những người VKS đề nghị
………/.
Nơi nhận:
–
– Cơ quan điều tra;
– VKS cấp trên trực tiếp;
– Bị can;
-………..;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG(8)
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn:
(1): Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(2): Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
(3): Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
(4): Ghi tên cơ quan ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can
(5): Ghi rõ họ và tên người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội
(6): Ghi tên cơ quan ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn
(7): Nội dung bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 461 BLTTHS
(8): Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau: “KT. VIỆN TRƯỞNG/ PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Quy định của pháp luật về truy tố theo thủ tục rút gọn:
Về bản chất, giai đoạn truy tố có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập cơ sở pháp lí để toà án quyết định đưa vụ án ra xét xử: Luật tố tụng hình sự quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Chức năng của toà án là xét xử. Tuy nhiên, đối với các vụ án hình sự, toà án chỉ có thể thực hiện chức năng này khi có quyết định truy tố của viện kiểm sát. Điều 298 BLTTHS năm 2015 quy định: Toà án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và toà án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Như vậy, giai đoạn truy tố mặc nhiên là tiền đề của giai đoạn xét xử, nếu viện kiểm sát không truy tố thì toà án không có cơ sở pháp lí để quyết định mở phiên toà xét xử đồng thời quyết định truy tố của viện kiểm sát cũng xác định phạm vi xét xử, thẩm quyền và giới hạn xét xử của toà án. Việc truy tố của viện kiểm sát kịp thời, chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xét xử, đảm bảo cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng và chống tội phạm.
– Bên cạnh đó, giai đoạn truy tố còn góp phần kịp thời sửa chữa và khắc phục những thiếu sót cũng như vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án hình sự: Cùng với việc nghiên cứu hồ sơ xác định căn cứ lập cáo trạng, quyết định truy tố đối với bị can, viện kiểm sát còn trực tiếp kiểm tra, xem xét phát hiện những thiếu sót hay vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra, kịp thời sửa chữa hoặc đề nghị sửa chữa và khắc phục những thiếu sót và vi phạm đó. Nếu phát hiện việc điều tra chưa đầy đủ, chưa làm rõ những chứng cứ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến nội dung vụ án hay có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra thì viện kiểm sát quyết định trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
– Về thẩm quyền truy tố, theo quy định của pháp luật quy định, theo đó:
+ Thẩm quyền truy tố của viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của toà án đối với vụ án. Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố.
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và viện kiểm sát quân sự khu vực có thẩm quyền truy tố khi các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của toà án nhân dân cấp huyện và toà án quân sự khu vực quy định tại khoản 1 Điều 268 BLTTHS 2015
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và viện kiểm sát quân sự quân khu có thẩm quyền truy tố khi các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án quân sự quân khu quy định tại khoản 2 Điều 268 BLTTHS 2015.
+ Thẩm quyền truy tố còn được xác định theo quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ tại Điều 269 và trong các trường hợp khác khi tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam (Điều 270 BLTTHS 2015) hoặc vụ án có nhiều đối tượng phạm tội thuộc thẩm quyền của các cấp khác nhau (Điều 271 BLTTHS 2015).
( Trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho viện kiểm sát có thẩm quyền. Việc chuyển vụ án cho viện kiểm sát ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.)
Viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố đối với vụ án do viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố.
– Thời hạn:
+ Chậm nhất là 02 tháng trước khi kết thúc điều tra, viện kiểm sát cấp trên phải
+ Ngay sau khi quyết định truy tố, viện kiểm sát cấp trên ra quyết định phân công cho viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng, viện kiểm sát cấp dưới có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo đúng quy định của BLTTHS 2015.
+ Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, viện kiểm sát phải
+ Việc thông báo với cơ quan điều tra bằng văn bản bảo đảm mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau, bảo đảm thực hiện các yêu cầu của viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố. Việc thông báo cho những người tham gia tố tụng giúp họ biết được vụ án do cơ quan nào giải quyết, bảo đảm thực hiện được các nghĩa vụ cũng như thực hiện các quyền tố tụng của mình.
+ Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định truy tố, Viện kiểm sát phải giao quyết định cho bị can hoặc người đại diện của họ và được gửi cho Cơ quan điều tra, người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ và chuyển quyết định truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Tòa án. Việc giao, gửi hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 240 của BLTTHS. Trong trường hợp này, thời hạn truy tố được tính từ ngày viện kiểm có thẩm quyền truy tố nhận được hồ sơ vụ án. Việc truy tố theo thủ tục rút gọn sẽ giúp cho quá trình truy tố được diễn ra nhanh hơn, và lược bớt một số bước trong quá trình truy tố căn cứ vào tính chất, mức độ của vụ án.
– Cơ sở pháp lý: