Truy nã là hoạt động công khai được thực hiện đối với một cá nhân khi có đủ các điều kiện luật định, diễn ra ở các giai đoạn trong tố tụng hình sự từ đó thẩm quyền ban hành quyết định truy nã cũng được trao cho nhiều chủ thể khác nhau. Vậy, Mẫu quyết định truy nã bị can như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyết định truy nã bị can là gì?
Bằng cách hiểu thông thường, truy nã tội phạm được coi là hoạt động “Truy lùng, dò theo để bắt”. Với quan niệm này, truy nã tội phạm được coi như việc truy đuổi, tìm kiếm, tầm nã để bắt những kẻ gian phi không để chúng trốn thoát. Như vậy, ý tưởng ban đầu về truy nã tội phạm có ý nghĩa là những hành vi tự vệ, có tính tự phát của cộng đồng mà chưa phản ánh tính pháp lý với tính chất là một hoạt động thực thi quyền lực nhà nước để bắt giữ người phạm tội.
Theo Từ điển Luật học thì: Truy nã tội phạm là hoạt động tố tụng hình sự – nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm phát hiện, tìm kiếm, bắt giữ người có hành vi phạm tội đang lẩn trốn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù hoặc tử hình
Theo Giáo trình Luật TTHS, trường Đại học Luật Hà Nội thì: “Người đang có lệnh truy nã là người thực hiện hành vi phạm tội đã có lệnh bắt hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù tại trại giam thì bỏ trốn”
Bị can được nhắc đến trong quyết định truy nã bị can là người đã bị khởi tố về hình sự. Truy nã bị can là hoạt động tố tụng hình sự nhằm tìm kiếm và bắt giữ người đã bị khởi tố mà lẩn trốn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Quyết định truy nã bị can là văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm tìm kiếm và yêu cầu các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức trong xã hội hỗ trợ tìm kiếm, bắt giữ bị can để phục vụ cho công tác truy tố, xét xử. Quyết định truy nã ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, đặc điểm để nhận dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố và các nội dung số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành; căn cứ ban hành; nội dung; họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành kèm theo ảnh bị can (nếu có).
Quyết định truy nã bị can là văn bản bắt buộc ban hành trong giai đoạn điều tra nếu bị can bỏ trốn, để trốn tránh trách nhiệm pháp lý của mình. Thời điểm quyết định truy nã ban hành và có hiệu lực là thời điểm các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong xã hội thực hiện tìm kiểm, được bắt người và dẫn tới cơ quan có thẩm quyền. Quyết định này là cơ sở để hợp pháp hóa hoạt động của cơ quan, đơn vị và các chủ thể có liên quan; cũng như là tài liệu được lưu lại trong hồ sơ đối với bị can. Quyết định truy nã bị can là văn bản tố tụng được ban hành trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Quyết định truy nã còn là cơ sở để trước khi tạm đình chỉ vụ án hình sự.
Nghĩa vụ ban hành quyết định truy nã bị can được ghi nhận tại Khoản 1, Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể: “Khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.” Theo quy định này, thì thẩm quyền ban hành quyết định truy nã thuộc về Cơ quan điều tra ( trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự).
Về thủ tục: Quyết định truy nã bị can được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và
Ghi nhận về truy nã bị can, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can, đây là nhiệm vụ quyền hạn trong khi thực hiện quyền công tố trong giai đoạn truy tố.
Khi nghiên cứu về truy nã thì không thể không nhắc đến quy định về bắt người bị truy nã, theo đó đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến
Áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã là hết sức cần thiết và có ý nghĩa lớn trong việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm ở nước ta thể hiện trên các khía cạnh sau: Một là, quy định và áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam bảo đảm cho các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi; góp phần quan trọng, nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, thông thường người phạm tội đã ý thức rất rõ về trách nhiệm hình sự mà mình phải gánh chịu. Chính vì vậy mà bị can, bị cáo, người bị kết án phạt tù sau khi phạm tội, đang chấp hành hình phạt tù luôn tìm đủ mọi cách, lợi dụng sự sơ hở trong công tác quản lý, canh gác, các giai đoạn tố tụng, các quy định của pháp luật để trốn tránh được sự phát hiện và trừng phạt của pháp luật.
Hai là, quy định và áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã thể hiện sự chuyên chính của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc đấu tranh chống tội phạm Tội phạm với bản chất là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho những quan hệ xã hội quan trọng được Luật hình sự bảo vệ. Tội phạm trực tiếp hoặc gián tiếp xâm hại đến sự bền vững và ổn định của chế độ nhà nước, chế độ kinh tế – chính trị và xã hội, đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm và tài sản của công dân cũng như các quy tắc của cuộc sống xã hội – xã hội chủ nghĩa.
Ba là, Việc quy định và áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã là góp phần bảo đảm sự dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Quyết định bắt người đang bị truy nã tác động trực tiếp đến quyền tự do về thân thể, tính mạng, sức khỏe của công dân, một trong các quyền nhân thân quan trọng nhất của con người được quy định trong Hiến pháp. Vì vậy lực lượng tiến hành bắt và tham gia bắt cần phải có sự thận trọng khi quyết định việc bắt. Việc bắt đúng pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn kịp thời hành vi trốn tránh pháp luật, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án của người phạm tội, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi.
2. Mẫu quyết định truy nã bị can:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:…….(1)……….
Ảnh (4*6)
…….(2)…………..,ngày ………. tháng ……… năm…………
QUYẾT ĐỊNH TRUY NÃ BỊ CAN (1*)
Tôi: ……….(3)………………….
Chức vụ: …………….
Căn cứ Quyết định khởi tố bị can số:…………………….. ngày………. tháng …….. năm…………………..
của: ……… đối với: …………………..
Sau khi xác minh kết luận: …………
Căn cứ Điều 36 và Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Truy nã đối với: …..(4)……. Giới tính:.. …….
Tên gọi khác: ………………………
Sinh ngày………….tháng………..năm………………tại: ………………….
Quốc tịch:………..; Dân tộc:………………..; Tôn giáo: ……….
Nghề nghiệp: ……………….
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ………………..
cấp ngày…………tháng………..năm ………….. Nơi cấp: …………
Quê quán: ………………….
Nơi cư trú:…………
Họ tên bố: ……………………….. Họ tên mẹ: ………….
Đặc điểm nhận dạng: – Chiều cao…………….. – Màu da…………………….. – Tóc………..
– Lông mày………… – Sống mũi……………………… – Dái tai………………….. – Mắt……………..
Đặc điểm khác: ……………
Tội danh bị khởi tố(2*): ………………………..
quy định tại Điều ………….. Bộ luật Hình sự, trốn ngày……. tháng …… năm……….., chỗ ở trước khi trốn:
Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người đang bị truy nã đến
Địa chỉ: …………….. Điện thoại: …….
Nơi nhận:
– VKS ….
– Cục QLXNC, Phòng QLXNC……….
– Cục Cảnh sát truy nã tội phạm;
– Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm….
– Cơ quan hồ sơ ……….
– Công an huyện (quận, thị xã, TP) …….
– Công an xã (phường, thị trấn) …..
– Hồ sơ 02 bản.
3. Hướng dẫn mẫu quyết định truy nã bị can:
(1) Ghi số, ký hiệu văn bản
(2) Ghi địa danh (tỉnh, thành phố), ngày tháng năm ban hành quyết định
(3) Ghi tên chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định truy nả
(4) Ghi các thông tin của bị can bị truy nả
(1*) Sử dụng cho Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự;
(2*) Trường hợp người bị truy nã phạm nhiều tội thì ghi đầy đủ các tội danh.
Ghi chú: Quyết định truy nã được
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 61/2017/TT-BCA về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành (Hiện đã hết hiệu lực).