Hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau như phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ an ninh, quốc phòng,... mà Nhà nước đã tiến hành trưng dụng đất của tổ chức, cá nhân. Do đó, chủ sở hữu đất cần tìm hiểu quy định pháp luật về việc trưng dụng đất nhằm đảm bảo tốt nhất quyền, lợi ích của mình. Như vậy, Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về trưng dụng đất? Mẫu quyết định trưng dụng đất phải gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Trưng dụng đất được hiểu như thế nào?
Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa có quy định về khái niệm trưng dụng đất, tuy nhiên có thể hiểu trưng dụng đất được hiểu là việc cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai sử dụng đất của chủ sở hữu đất trong khoảng thời gian nhất định phục vụ mục đích quốc phòng an ninh, kinh tế – xã hội hoặc do yêu cầu đặc biệt cần phải tiến trưng dụng đất.
Căn cứ theo quy định tại Điều 72 Luật Đất đai năm 2013 quy định về việc trưng dụng đất như sau:
Thứ nhất, các trường hợp trưng dụng đất:
– Hiện nay, trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì Nhà nước trưng dụng đất.
Thứ hai, hình thức và thời điểm có hiệu lực của văn bản trưng dụng đất:
Đối với các trường hợp khẩn cấp không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền được quyết định trưng dụng đất bằng lời nói nhưng phải viết giấy xác nhận việc quyết định trưng dụng đất ngay tại thời điểm trưng dụng; Quyết định trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản.
Các quyết định trưng dụng đất sẽ có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành. Kể từ thời điểm quyết định trưng dụng đất bằng lời nói chậm nhất là 48 giờ cơ quan của người đã quyết định trưng dụng đất bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng đất và gửi cho người có đất trưng dụng.
Thứ ba, chủ thể có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất:
Chủ thể có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất bao gồm: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Cần lưu ý rằng, người có thẩm quyền trưng dụng đất không được phân cấp thẩm quyền cho người khác.
Thứ tư, thời hạn quyết định trưng dụng đất:
Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành. Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.
2. Nội dung của quyết định trưng dụng đất:
Như đã phân tích tại mục 1 nêu trên, việc trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản, pháp luật cũng quy định rõ ràng đối với các trường hợp khẩn cấp không ra quyết định trưng dụng đất bằngvăn bản thì người có thẩm quyền được quyết định trưng dụng đất bằng lời nói tuy nhiên ngay tại thời điểm trưng dụng thì phải viết giấy xác nhận việc quyết định trưng dụng đất. Quyết định trưng dụng đất phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Một là, Họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác của chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định trưng dụng đất;
– Hai là, Họ và tên/tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng hoặc người đang sử dụng, quản lý đất trưng dụng;
– Ba là, Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của người được giao sử dụng đất trưng dụng;
– Bốn là, Mục đích, thời hạn trưng dụng đất;
– Năm là, Vị trí, loại đất, diện tích, tài sản gắn liền với đất trưng dụng;
– Sáu là, Thời gian bàn giao đất trưng dụng.
– Bảy là, nơi nhận và chữ ký của chủ thể có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất.
3. Mẫu quyết định trưng dụng đất:
Mẫu quyết định trưng dụng đất được soạn thảo như sau:
Căn cứ Mẫu số 10 Quyết định thu hồi đất, được ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT được soạn thảo như sau:
ỦY BAN NHÂN DÂN … ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: …. | …, ngày….. tháng …..năm …. |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thu hồi đất 1…
ỦY BAN NHÂN DÂN …
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày…tháng …năm ….;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ …
Xét đề nghị của Sở (Phòng) Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số… ….ngày … tháng … năm …,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu hồi … m2 đất của … (ghi tên người có đất bị thu hồi), thuộc thửa đất số … (một phần hoặc toàn bộ thửa đất), thuộc tờ bản đồ số … tại …..
Lý do thu hồi đất:…
Điều 2. Giao nhiệm vụ cho các cơ quan, tổ chức thực hiện việc thu hồi đất, cụ thể như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn …. có trách nhiệm giao quyết định này cho Ông (bà) …; trường hợp Ông (bà) … không nhận quyết định này hoặc vắng mặt thì phải lập biên bản; niêm yết quyết định này tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn …, tại nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư….
2. Sở (Phòng) Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân … thành lập hội đồng định giá hoặc tổ chức đấu giá để xác định phần giá trị còn lại trên đất thu hồi (đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại Điểm c, g, h Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai); trình Ủy ban nhân dân phê duyệt kết quả xác định phần giá trị còn lại trên đất thu hồi.
3. Văn phòng Ủy ban nhân dân …. có trách nhiệm đăng Quyết định này trên trang thông tin điện tử của …
4. Giao …. .hoặc giao để quản lý chặt chẽ quỹ đất đã thu hồi.
Điều 3.
- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày….. tháng….. năm……
- Cơ quan, cá nhân có tên tại Điều 2 nêu trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận – Như Điều 3; – Cơ quan thanh tra; – Lưu: ….. | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
4. Xác định bồi thường thiệt hại do Nhà nước trưng dụng đất:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 72 Luật Đất đai năm 2013, Việc bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra thực hiện theo quy định sau đây:
– Trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán;
– Theo quy định việc bồi thường thiệt hại đối với Người có đất trưng dụng trong trường hợp đất trưng dụng này bị hủy hoại. Còn đối với trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra;
– Đất trưng dụng mà bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào mức thiệt hại thu nhập thực tế tính từ ngày giao đất trưng dụng đến ngày hoàn trả đất trưng dụng được ghi trong quyết định hoàn trả đất trưng dụng.
Mức thiệt hại thu nhập thực tế này theo quy định cần phải phù hợp với thu nhập do đất trưng dụng mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm trưng dụng đất;
– Hội đồng để xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh nơi có đất trưng dụng thành lập dựa trên cơ sở văn bản kê khai của người sử dụng đất và hồ sơ địa chính. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định mức bồi thường căn cứ vào mức bồi thường thiệt hại do Hội đồng xác định.
– Ngân sách nhà nước tiến hành bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra và tiền bồi thường này do sách nhà nước chi trả một lần, trực tiếp cho người có đất trưng dụng trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hoàn trả đất.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013;
–
– Thông tư 30/2014/TT-BTNMT Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;