Các cơ quan có thẩm quyền trong trương hợp khác nhau phải tiến hành quyết định trưng cầu giám định theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định để thực hiện đúng đắn giai quyết vụ án hành chính theo quy định. Vậy Mẫu quyết định trưng cầu giám định được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định trưng cầu giám định là gì?
Trưng cầu giám định có thể hiểu đây là hoạt động điều tra của cơ quan có thẩm quyền, được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hành chính quy định, sử dụng các nhà chuyên môn tiến hành giám định để kết luận về các vấn đề chuyên môn nhằm thu thập, củng cố, kiểm tra, đánh giá, xác lập các tình tiết quan trong trong giai quyết vụ án
Mẫu quyết định trưng cầu giám định là mẫu với các nội dung và thông tin về nội dung trưng cầu giám định theo thủ tục tố tụng hành chính trong các trường hợp cụ thể được pháp luật quy định về vấn đề giám định các chi tiết hay bằng chứng do Người đưa ra chứng cứ cung cấp.
Mẫu quyết định về việc trưng cầu giám định là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc trưng cầu giám định theo quy định cua pháp luật đối với cac trường hợp cụ thể với mục đích tìm ra các tình tiết để giải quyết đúng đắn theo thủ tục tố tụng hanh chính. Mẫu bản quyết định nêu rõ thông tin nội dung trưng cầu giám định..
2. Mẫu quyết định trưng cầu giám định mẫu số 37/QĐ-TCGĐ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————-
………….. (1)
……………. (2)
Số: …………/QĐ-TCGĐ
…(3)……., ngày ……… tháng ……… năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Trưng cầu giám định(*)
Căn cứ Khoản 1 Điều 59
Căn cứ
Căn cứ Biên bản phiên giải trình số…….ngày………/…………./………(nếu có);
Căn cứ Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính số……….lập ngày………../………../………;
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số………………
ngày……../…….…/………. (nếu có);
Xét thấy việc trưng cầu giám định là cần thiết cho việc xem xét, giải quyết vụ việc vi phạm hành chính,
Tôi: ……..
Cấp bậc, chức vụ: …….
Đơn vị:……..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trưng cầu (4) ……..
– Đối tượng cần giám định (5): ……..
– Nội dung giám định (6): ……
– Các tài liệu có liên quan (7): ……..
– Thời hạn phải hoàn thành việc giám định: trước ngày ……
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Quyết định này được:
1. Gửi cho (4)………..để thực hiện việc giám định.
2. Gửi cho (8)………..là cá nhân vi phạm/đại diện cho tổ chức vi phạm để biết.
3. Gửi cho (9)………….để tổ chức thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: Hồ sơ
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, đóng dấu; ghi rõ chức vụ, họ tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định trưng cầu giám định:
(*) Mẫu này được sử dụng để trưng cầu giám định quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật xử lý vi phạm hành chính;
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên đơn vị ra quyết định;
(3) Ghi rõ địa danh hành chính;
(4) Ghi tên của cá nhân/tổ chức được trưng cầu giám định;
(5) Ghi cụ thể các đối tượng cần giám định;
(6) Ghi cụ thể các yêu cầu cần có kết luận giám định;
(7) Ghi cụ thể tên các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo, số lượng cụ thể, ký hiệu (nếu có). Trường hợp nhiều có thể lập bảng thống kê;
(8) Ghi rõ tên của cá nhân/người đại diện tổ chức vi phạm;
(9) Ghi tên của cá nhân/tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.
4. Một số quy định của pháp luật về quyết định trưng cầu giám định:
4.1. Quy định về Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định:
Việc trưng cầu giám định, yêu cầu giám định trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 89 Luật Tố tụng Hành chính 2015 như sau:
Theo đó, việc trưng cầu giám định, yêu cầu giám định trong tố tụng hành chính được quy định như sau:
1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa rõ ràng thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa để trực tiếp trình bày về nội dung liên quan.
4. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án đã được kết luận giám định trước đó.
5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án
Theo đó việc trưng cầu giám định là quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật. Việc trưng cầu giám định, yêu cầu giám định trong tố tụng hành chính phải thực hiện dựa trên các quy định về trình tự thủ tục vá các yêu cầu liên quan do pháp luật quy định và đối với các trường hợp giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác điều này sẽ giúp việc giải quyết vụ việc trở nên chính xác và đúng đắn hơn.
4.2 Việc Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo được quy định như thế nào?
Tại Điều 90. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo Luật tố tụng hành chính 2015 quy định:
1. Trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại thì người tố cáo có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Tòa án có quyền quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 89 của Luật này.
2. Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
3. Người đưa ra chứng cứ được kết luận là giả mạo phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác và phải chịu chi phí giám định nếu Tòa án quyết định trưng cầu giám định.
Theo quy định như trên thì chứng cứ được xem là kết luận giám định có giá trị chứng minh thuyết phục vì mang tính khách quan cao để giải quyết vụ việc hành chính theo quy định. Bởi bản kết luận giám định là nhận xét và đánh giá bằng văn bản của người giám định tư pháp về đối tượng giám định theo nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định. Để có được bản kết luận giám định thì người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về những vấn đềv chuyên môn có liên quan đến giải quyết vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó để có thể thực hiện được việc giám định thì người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định theo quy định của pháp luật và kèm theo các loại các tài liệu, các đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ án hành chính đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định, như vậy có thể thấy nếu không có đối tượng giám định thì không thể tiến hành giám định được.
Theo đó, thực tế có trường hợp đương sự trong vụ án hành chính là người đang nắm giữ đối tượng giám định nhưng cố tình không cung cấp đối tượng giám định này cho Tòa án vàa dẫn đến Tòa án không thể tiến hành thu thập căn cứ là kết luận giám định được nên không có chứng cứ làm cơ sở giải quyết vụ án trên thực tế làm cho vụ án bị kéo dài, quyền lợi của đương sự không được đảm bảo được.
Trong các trường hợp theo quy định đã nêu như trên nếu chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì phải trung cầu giám định theo quy định. và người đưa ra chứng cứ được kết luận là giả mạo phải thực hiện chịu trách nhiệm đối với các hành vi đó theo quy định.
Cơ sở pháp lý: Luật tố tụng hành chính 2015