Ngoài các cơ quan tố tụng thực hiện hoạt động trưng cầu giám định thì các chủ thể khác cũng có quyền trưng cầu giám định. Các cá nhân sẽ yêu cầu giám định tại cơ quan, nếu đồng ý với yêu cầu trưng cầu giám định thì các cơ quan này sẽ ra Quyết định trưng cầu giám định.
Mục lục bài viết
1. Yêu cầu trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự:
Tại
“Điều 207. Yêu cầu giám định
1. Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.”
Như vậy, có thể thấy chủ thể có quyền yêu cầu giám định trong tố tụng hình sự là các đương sự và người đại diện của đương sự trong vụ án hình sự. Cụ thể thì đương sự trong vụ án hình sự đó chính là các nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Người đại diện của đương sự thì có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền. Phạm vi mà các chủ thể trên được yêu cầu trưng cầu giám định đó chính là các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ; tuy nhiên đối với các trường hợp việc yêu cầu giám định có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nhưng cũng có liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội, thì cũng không được yêu cầu giám định. Khi có yêu cầu giám định, thì các cá nhân này gửi đề nghị đến cơ quan tiến hành tố tụng đó chính là Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án,
Cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định trong vòng 07 ngày kể từ ngày các cơ quan này nhận được văn bản đề nghị trưng cầu giám định. Trường hợp các cơ quan này không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định thì các cơ quan này có trách nhiệm thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do tại sao từ chối. Hết thời hạn để cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định hoặc kể từ ngày người có yêu cầu trưng cầu giám định nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định tại các cơ quan giám định
2. Quyết định trưng cầu giám định mẫu số 18- HS là gì?
Quyết định trưng cầu giám định mẫu số 18- HS là văn bản do Tòa án ban hành, khi đương sự trong vụ án hình sự có yêu cầu trưng cầu giám định và Tòa án đồng ý với yêu cầu này, văn bản này thể hiện yêu cầu trưng cầu giám định của Tòa án đối với Cơ quan trưng cầu giám định. Quyết định này được áp dụng cả khi thực hiện trưng cầu giám định lần đầu, giám định bổ sung hoặc giám định lại.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định những nội dung mà Quyết định trưng cầu giám định cần phải có đó chính là phải có những nội dung về tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định; tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định; tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định; tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo; nội dung yêu cầu giám định; ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
Quyết định trưng cầu giám định mẫu số 18- HS được dùng để thể hiện quyết định trưng cầu giám định của Tòa án và cũng được gửi đến cơ quan trưng cầu giám định, là căn cứ để các cơ quan trưng cầu giám định thực hiện các hoạt động giám định theo yêu cầu.
3. Thực hiện hoạt động trưng cầu giám định theo yêu cầu:
Về thời hạn giám định thì tại Khoản 2 Điều 208 quy định như sau: “2. Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.” Như vậy, thì căn cứ tùy vào nội dung yêu cầu giám định mà cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định thời hạn giám định.
Hoạt động giám định trong tố tụng hình sự phải đảm bảo theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Giám định tư pháp. Việc giám định do cá nhân hoặc do tập thể thực hiện. Theo đó thì các cá nhân thực hiện giám định có thể tiến hành giám định tại cơ quan giám định hoặc thực hiện giá định tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định. Việc giám định đảm bảo được thực hiện đúng với các tiêu chuẩn, yêu cầu về kỹ thuật, phương pháp, chuyên môn. Các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng khi tham gia thì họ phải phải báo trước cho người giám định biết.
Hiện nay, các cơ quan, tổ chức giám định tư pháp có thể là Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế; Trung tâm pháp y cấp tỉnh; Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng; Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an; Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế; Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế; Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an; Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh; Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;…. hoặc tại Văn phòng giám định tư pháp ngoài công lập.
4. Quyết định trưng cầu giám định mẫu số 18- HS và soạn thảo Quyết định:
Quyết định trưng cầu giám định mẫu số 18-HS được quy định trong Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________________
TÒA ÁN(1)……….
_____________
Số:…./…..(2)/QĐ-TA
…….., ngày….. tháng….. năm……
QUYẾT ĐỊNH
TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH(3)
TÒA ÁN(4)………
Căn cứ các điều 45, 205, 206, 207, 208, 210 và 211 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Sau khi xem xét yêu cầu của(5) …….. là(6)……. trong vụ án hình sự sơ thẩm (phúc thẩm) thụ lý số:(7)…….đề nghị giám định(8)……..
Xét thấy việc trưng cầu giám định là có căn cứ và cần thiết cho việc giải quyết vụ án,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
Trưng cầu(9)………thực hiện giám định(10)…….
Điều 2
Nội dung yêu cầu giám định:(11)………
Các tài liệu liên quan (hoặc mẫu so sánh) gửi kèm theo bao gồm:(12)……….
Điều 3
Thời hạn trả kết luận giám định:(13)………
Nơi nhận:
– (14)……….;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
* Soạn thảo Quyết định trưng cầu giám định mẫu số 18- HS
Quyết định trưng cầu giám định mẫu số 18- HS được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:
(1) và (4) ghi tên Tòa án nhân dân giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi tên Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh…); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4).
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Quyết định (ví dụ: Số: 01/2017/QĐ-TA).
(3) nếu là trưng cầu giám định bổ sung thì ghi trưng cầu giám định bổ sung; nếu là trưng cầu giám định lại thì ghi trưng cầu giám định lại.
(5) ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ của người yêu cầu giám định.
(6) ghi vai trò tố tụng của người yêu cầu giám định.
(7) trường hợp thụ lý sơ thẩm thì ghi số:…/…/TLST-HS ngày…tháng…năm…; trường hợp thụ lý phúc thẩm thì ghi số:…/…/TLPT-HS ngày…tháng…năm….
(8) và (10) ghi tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định.
(9) ghi tên, địa chỉ của tổ chức được trưng cầu giám định hoặc ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người được trưng cầu giám định.
(11) ghi cụ thể nội dung Tòa án yêu cầu cá nhân, tổ chức giám định.
(12) ghi tên các tài liệu (hoặc mẫu so sánh) có liên quan đến việc giám định.
(13) ghi cụ thể thời gian phải gửi kết luận giám định cho Tòa án.
(14) Viện kiểm sát cùng cấp, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; người yêu cầu giám định hoặc người đại diện của người yêu cầu giám định.
* Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
–
– Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Ban hành một số biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự.