Trong thi hành án phải đảm bảo tính thực thi của pháp luật và để bảo đảm công tác thi hành án theo quy định của pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự là gì?
Trong luật thi hành án không quy định về khái niệm thi hành án hình sự, chúng ta có thể dựa trên thuật ngữ luật học để hiểu thì thi hành án được hiểu là thực hiện bản án, quyết định của
Mẫu số 43/TH: Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự là mẫu quyết định về việc trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự của cơ quan có thẩm quyền quy định những nội dung về việc trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự, phân công các ông (bà) có tên dưới đây tiến hành cuộc kiểm sát, yêu cầu Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự báo cáo bằng văn bản, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu có liên quan và tạo điều kiện thuận lợi để cuộc kiểm sát đạt kết quả.
Mẫu số 43/TH: Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự là mẫu quyết định của cơ quan có thẩm quyền quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự đối với cơ quan đảm nhiệm quyền và trách nhiệm thi hành án. Mẫu được ban hành theo Quyết định 39/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Mẫu số 43/TH: Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự:
Nội dung cơ bản của mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại cơ quan thi hành án hình sự như sau:
Mẫu số 43/TH
Theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC
ngày 26 tháng 01 năm 2018
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày…tháng…năm..
VIỆN KIỂM SÁT……….
VIỆN KIỂM SÁT ………
Số: ……../QĐ-VKS…-…
QUYẾT ĐỊNH
Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự
tại..………
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……….
Căn cứ Điều 25 và Điều 26 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ Điều 141 Luật Thi hành án hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại ……..
Thời gian tiến hành kiểm sát từ ngày……..tháng……..năm…….đến ngày…… tháng..….năm…….
Thời điểm kiểm sát từ ngày…. tháng…. năm…. đến ngày…. tháng…. năm…
Điều 2. Phân công các ông (bà) có tên dưới đây tiến hành cuộc kiểm sát:
(1) Ông (Bà):…….; Chức vụ/chức danh:…..Trưởng đoàn;
(2) Ông (Bà): …….; Chức vụ/chức danh:…..…..Thành viên;
Điều 3. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự…….. báo cáo bằng văn bản, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu có liên quan và tạo điều kiện thuận lợi để cuộc kiểm sát đạt kết quả.
(Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch trực tiếp kiểm sát)./.
Nơi nhận:
– CQTHAHS…..4…..(để thực hiện);
– VKS ……1…. (để báo cáo);
–
– Thành viên Đoàn kiểm sát (để thực hiện);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập Mẫu số 43/TH: Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự:
– Tên cơ quan ra quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên mẫu quyết định: Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự
– Nội dung mẫu quyết định
+ Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự
+ Phân công các ông (bà) có tên dưới đây tiến hành cuộc kiểm sát
– Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự báo cáo bằng văn bản, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu có liên quan và tạo điều kiện thuận lợi để cuộc kiểm sát đạt kết quả
– Ký xác nhận quyết định
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
Theo quy định của pháp luật thì: Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự.
Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật về thi hành án hình sự.
Về nguyên tắc trong thi hành án hình sự được quy định như sau:
– Cơ quan thi hành án phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
– Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp, quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại chấp hành án.
– Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất, mức độ phạm tội, độ tuổi, sức khỏe, giới tính, trình độ học vấn và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.
– Thi hành án đối với người dưới 18 tuổi chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.
– Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
– Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.
– Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong hoạt động thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án hình sự thì phải luôn đảm bảo mà tuân thủ theo các nguyên tắc trên bởi lẽ các nguyên tắc trên được ban hành để mang lại tính công bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia thi hành án và Cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình, có trách nhiệm phối hợp và thực hiện yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong thi hành án hình sự.
Trong thi hành án hình sự quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự như sau:
– Phá hủy cơ sở quản lý, giam giữ; hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở quản lý, giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi quản lý, giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải, dẫn giải; đánh tháo phạm nhân, người chấp hành biện pháp tư pháp, người bị áp giải, dẫn giải.
– Không chấp hành quyết định thi hành án hình sự; cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nội quy, quy chế về thi hành án hình sự hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.
– Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về thi hành án hình sự; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có trách nhiệm thi hành án hình sự.
– Không ra quyết định thi hành án hình sự; không thi hành quyết định trả tự do theo quy định của pháp luật và quyết định khác của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.
– Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, nhũng nhiễu trong thi hành án hình sự.
– Tha trái pháp luật người đang bị giam, người bị áp giải thi hành án; thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, canh gác, áp giải thi hành án để người chấp hành án phạt tù, án tử hình hoặc án phạt trục xuất trốn.
– Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị miễn, giảm, hoãn, tạm đình chỉ, tha tù trước thời hạn có điều kiện, rút ngắn thời gian thử thách cho người không đủ điều kiện; không đề nghị cho người đủ điều kiện được miễn, giảm, hoãn, tạm đình chỉ, tha tù trước thời hạn có điều kiện, rút ngắn thời gian thử thách; đề nghị hoặc không đề nghị chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp tư pháp, hoãn, đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp; cản trở người, pháp nhân thương mại chấp hành án thực hiện các quyền theo quy định của Luật này.
– Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục người chấp hành án, biện pháp tư pháp.
– Kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người, pháp nhân thương mại chấp hành án.
– Cấp hoặc từ chối cấp trái quy định của pháp luật quyết định, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc giấy tờ khác về thi hành án hình sự.
– Làm sai lệch hồ sơ, sổ sách về thi hành án hình sự.
Như vậy, đối với việc thi hành án hình sự của các cơ quan có thẩm quyền phải được tiến hành theo đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mình dựa trên các nguyên tắc được ban hành. Theo đó, các cơ quan có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự.