Cơ quan có thẩm quyền (Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao) theo quy định có thể ra quyết định trả tự do cho người bị tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật. Vậy mẫu quyết định trả tự do cho người bị tạm giam không có căn cứ bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định trả tự do cho người bị tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật là gì?
Mẫu quyết định trả tự do cho người bị tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật là mẫu quyết định do cơ quan Viện kiểm sát ban hành khi nhận thấy có dấu hiệu tạm giam người không có căn cứ và trái pháp luật. Bởi lẽ, Khi tiến hành tạm giữ, tạm giam thì việc tạm giữ tạm giam phải tuân thủ theo các nguyên tắc về tạm giữ, tạm giam mà pháp luật đã quy định, đó là những nguyên tắc: tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, việc tạm giữ, tạm giam phải bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, thực hiện nghiêm chỉnh lệnh, quyết định về tạm giữ, tạm giam, trả tự do của cơ quan, người có thẩm quyền.
Việc tạm giữ, tạm giam phải bảo đảm nhân đạo; không tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Đối với những việc tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn nhằm ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm gây nguy hiểm cho xã hội, gây phương hại đến quyền và lợi ích của người khác, tuy nhiên, căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, độ tuổi, giới tính, sức khỏe; bảo đảm bình đẳng giới, quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các đặc điểm nhân thân khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam khi áp dụng các biện pháp quản lý. Do đó, khi cơ quan Viện kiểm sát nhận thấy có dấu hiệu tạm giữ người không có căn cứ và trái pháp luật thì sẽ ra quyết định trả tự do cho người bị tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật.
Mẫu quyết định trả tự do cho người bị tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật là mẫu văn bản được dùng để đưa ra quyết định về việc trả tự do cho người bị tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật. Mẫu quyết định trả tự do cho người bị tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật nêu rõ thông tin về người bị tạm giữ hoặc người bị tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật có lý lịch( họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi cư trú, thời gian bị bắt, lý do bị bắt). Mẫu quyết định trả tự do cho người bị tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành trả tự do cho người bị tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật.
Việc trả tự do cho người bị tạm giam không có căn cứ và trái phép là hoàn toàn phù hợp bởi lẽ, việc tạm giam người không có căn cứ và trái pháp luật là hành vi vi phạm đến nguyên tắc quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam. Sau khi có quyết định trả tự do cho người bị tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật thì người bị tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật sẽ được trả tự do và được thực hiện các quyền công dân của họ theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu quyết định trả tự do cho người bị tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
……., ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Trả tự do cho người bị tạm giữ hoặc người bị tạm giam(4)
không có căn cứ và trái pháp luật
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT …(2) …
Căn cứ khoản 2 Điều 22 và Điều 24 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ khoản 2 Điều 42 và Điều 43 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam;
Xét thấy, (phân tích và nêu rõ lý do)………….(5)………….,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trả tự do ngay cho người bị tạm giữ hoặc người bị tạm giam.(4) không có căn cứ và trái pháp luật có lý lịch dưới đây:
Họ và tên: ………..; Giới tính:……
Tên gọi khác:…..
Sinh ngày……tháng……..năm……… tại:…
Quốc tịch:…….; Dân tộc:…; Tôn giáo:………….
Nghề nghiệp:……..
Nơi cư trú:…………
Bắt ngày…..tháng…..năm…..; Lý do bắt:………
Điều 2. (Thủ trưởng cơ sở giam giữ)(6) ….……có trách nhiệm thi hành ngay kể từ khi nhận được Quyết định này, nếu người bị tạm giữ hoặc người bị tạm giam(4) không bị giam giữ về một hành vi vi phạm pháp luật khác./.
Nơi nhận:
– (Thủ trưởng cơ sở giam giữ)….(6) ….
(để thực hiện);
– VKS…(1) .. (thay báo cáo);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG(7)
(ký tên và đóng dấu)
Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định trả tự do cho người bị tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật.
(1): Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(2): Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
(3): Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
(4): Tên của Mẫu được chỉnh sửa theo từng trường hợp cụ thể: tạm giữ hoặc tạm giam
(5): Nêu đánh giá của Viện kiểm sát về tính không có căn cứ và trái pháp luật, viện dẫn điều luật
(6): Trưởng nhà tạm giữ hoặc Giám thị trại tạm giam hoặc Trưởng buồng tạm giữ thuộc Đồn biên phòng
(7): Thẩm quyền ký thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự
3. Quy định về trả tự do cho người bị tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật:
Trong những trường hợp bắt người tạm giam nhưng không có đầy đủ căn cứ và trái pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền buộc phải ra quyết định trả tự do cho người bị tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật để trả cho họ tự do, theo đó là những trường hợp:
– Trường hợp 1: Khi tiến hành kiểm sát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, nếu phát hiện người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù thuộc trường hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.
– Trường hợp 2: Người bị tạm giữ không có quyết định của cơ quan và người có thẩm quyền
– Trường hợp 3: Người đã được Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định tạm giữ, người bị tạm giữ đã có quyết định trả tự do.
– Trường hợp 4: Người mà Viện kiểm sát không phê chuẩn gia hạn tạm giữ.
– Trường hợp 5: Người bị tạm giam nhưng không có lệnh, lệnh không có phê chuẩn của Viện kiểm sát (đối với những trường hợp luật quy định phải có phê chuẩn của Viện kiểm sát)
– Trường hợp 6: Người đã chấp hành xong thời hạn phạt tù ghi trong bản án nếu họ không bị tạm giam về một hành vi phạm tội khác; người đã có quyết định giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại.
– Trường hợp 7: Người đã được Viện kiểm sát quyết định không gia hạn tạm giam.
– Trường hợp 8: người đã có quyết định huỷ bỏ việc tạm giam.
– Trường hợp 9: Người đã có quyết định trả tự do hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
– Trường hợp 10: Người đã có quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án mà không bị giam giữ về hành vi phạm tội khác.
– Trường hợp 11: Người đã được Tòa án xét xử và quyết định trả tự do; tuyên không phạm tội, được miễn trách nhiệm hình sự; miễn hình phạt, hình phạt không phải là tù giam, thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian đã bị tạm giam;
– Trường hợp 12: Người đã có quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đã có quyết định đặc xá của Chủ tịch nước; người đã có quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; người đã có quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án.
– Trường hợp 13: Người đã có quyết định miễn chấp hành án phạt tù; người bị bắt thi hành bản án đã hết thời hiệu theo quy định của Bộ luật Hình sự.
– Bên cạnh đó, tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về trả tự do bị cáo, theo đó, trong những trường hợp mà bị cáo đang bị tạm giam, mà không bị phạm tội khác được trả tự do ngay tại phiên toà, đó là những trường hợp: (1) Bị cáo không có tội, (2) Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam, (3) Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt, (4) Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo, (5) Bị cáo bị xử phạt bằng hình phạt không phải là hình phạt tù.
– Cơ sở pháp lý:
+ Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
+ Luật thi hành tạm giam tạm giữ 2015.