Ngày nay để đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế Nhà nước đã xuất hiện nhiều hệ thống đường bộ phải trả phí. Nhà nước đã ban hành nhiều biểu mẫu quy định cụ thể về vấn đề này. Mẫu quyết định trả lại, bù trừ phí sử dụng đường bộ là một trong số đó.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định trả lại, bù trừ phí sử dụng đường bộ là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định trả lại, bù trừ phí sử dụng đường bộ:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định trả lại, bù trừ phí sử dụng đường bộ:
- 4 4. Các đối tượng không chịu phí sử dụng đường bộ:
- 5 5. Hồ sơ và cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại phí sử dụng đường bộ:
1. Mẫu quyết định trả lại, bù trừ phí sử dụng đường bộ là gì?
Ta có thể hiểu đơn giản phí sử dụng đường bộ là một trong những nguồn thu có vai trò quan trọng của ngân sách nhà nước và theo quy định của pháp luật hiện hành đối với mức thu phí sử dụng đường bộ phụ thuộc vào từng loại phương tiện. Người nộp phí sử dụng đường bộ có thể nộp theo chu kỳ đăng kiểm, theo năm hoặc theo tháng. Mẫu quyết định trả lại, bù trừ phí sử dụng đường bộ được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những vai trò, giá trị quan trọng đối với hoạt động sử dụng đường bộ.
Mẫu quyết định trả lại, bù trừ phí sử dụng đường bộ là mẫu giấy được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra để đưa ra quyết định về việc trả lại, bù trừ phí sử dụng đường bộ. Mẫu giấy quyết định trả lại, bù trừ phí sử dụng đường bộ là mẫu giấy ghi lại thông tin về tổ chức, cá nhân đề nghị trả, bù trừ phí kèm theo đó là nội dung của quyết định trả lại hay bù trừ phí sử dụng đường bộ. Mẫu quyết định trả lại, bù trừ phí sử dụng đường bộ được ban hành kèm theo Thông tư số
2. Mẫu quyết định trả lại, bù trừ phí sử dụng đường bộ:
PHỤ LỤC SỐ 04
(Kèm theo Thông tư số
TÊN CQ CẤP TRÊN
CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
Số: ……….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………., ngày …. tháng …. năm 20….
QUYẾT ĐỊNH
Về việc trả lại/bù trừ phí sử dụng đường bộ
CHỨC DANH THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
– Căn cứ
– Căn cứ vào Giấy đề nghị trả lại/bù trừ tiền phí (hoặc đơn đề nghị lưu hành trở lại) ngày …./…/20.. kèm theo hồ sơ của: ….(Tên người nộp phí)…;
– Theo đề nghị của ……,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Trả lại/bù trừ phí sử dụng đường bộ cho…. (Tên người nộp phí):…….
– Tổng số tiền phí là: …… đồng (bằng chữ: ……..)
– Phương tiện được trả lại/bù trừ: ….(Loại xe, biển số xe hoặc danh sách phương tiện kèm theo)
– Thời gian phương tiện không sử dụng và được trả lại/bù trừ phí: Từ ngày ……/……/…… đến ngày ……/……./……
Lý do trả lại/bù trừ phí: ……
Hình thức trả lại/bù trừ tiền: Bù trừ □; Trả lại: Tiền mặt □ Chuyển khoản □
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký …..(Tên người nộp phí)…, …(bộ phận liên quan của tổ chức thu phí)… chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– Lưu: VT, ……..
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định trả lại, bù trừ phí sử dụng đường bộ:
– Phần mở đầu:
+ Phụ lục 04: Kèm theo
+ Thông tin cơ quan cấp trên, cơ quan ra quyết định về việc trả lại/ bù trừ phí sử dụng đường bộ.
+ Ghi đầy đủ thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập quyết định về việc trả lại/ bù trừ phí sử dụng đường bộ.
+ Tên biên bản cụ thể là quyết định về việc trả lại/ bù trừ phí sử dụng đường bộ.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý lập quyết định về việc trả lại/ bù trừ phí sử dụng đường bộ.
+ Thông tin người đề nghị về việc trả lại/ bù trừ phí sử dụng đường bộ.
+ Thông tin quyết định về việc trả lại/ bù trừ phí sử dụng đường bộ.
+ Lý do đưa ra quyết định về việc trả lại/ bù trừ phí sử dụng đường bộ.
+ Hình thức trả lại/ bù trù phí sử dụng đường bộ.
– Phần cuối biên bản:
+ Nơi nhận.
+ Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu của thủ trưởng cơ quan:
4. Các đối tượng không chịu phí sử dụng đường bộ:
– Thứ nhất: Xe ô tô bị tiêu hủy do tai nạn hoặc thiên tai không phải chịu phí sử dụng đường bộ.
– Thứ hai: Xe ô tô bị tịch thu hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe không phải chịu phí sử dụng đường bộ.
– Thứ ba: Xe ô tô bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên không phải chịu phí sử dụng đường bộ.
– Thứ tư: Xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc các hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải tạm ngừng lưu hành từ 30 ngày trở lên không phải chịu phí sử dụng đường bộ.
– Thứ năm: Xe ô tô không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ, chỉ sử dụng trong phạm vi đất thuộc quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã như: nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm nghiệp và xe ô tô dùng để sát hạch của tổ chức đào tạo dạy nghề lái xe không phải chịu phí sử dụng đường bộ.
– Thứ sáu: Xe ô tô đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên không phải chịu phí sử dụng đường bộ.
– Thứ bảy: Xe ô tô bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên không phải chịu phí sử dụng đường bộ.
Ngoài ra,
– Thứ nhất: Xe cứu thương được miễn phí sử dụng phí sử dụng đường bộ.
– Thứ hai: Xe chữa cháy được miễn phí sử dụng phí sử dụng đường bộ.
– Thứ ba: Xe chuyên dụng phục vụ tang lễ, phục vụ Quốc phòng, phục vụ an ninh của lực lượng công an được miễn phí sử dụng phí sử dụng đường bộ.
5. Hồ sơ và cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại phí sử dụng đường bộ:
Trong các trường hợp nêu trên, để các phương tiện không chịu phí thì phải có đầy đủ hồ sơ đáp ứng các quy định tại Điều 9 của Thông tư 293/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.
Theo quy định tại Khoản 1.2 Điều 9 Thông tư 293/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ thì hồ sơ trả lại phí hoặc trừ vào số phí sử dụng đường bộ kỳ sau được quy định như sau:
“Điều 9. Trả lại hoặc bù trừ phí đã nộp
1.2. Hồ sơ trả lại phí hoặc trừ vào số phí sử dụng đường bộ kỳ sau (sau đây gọi chung là trả phí) bao gồm:
a) Giấy đề nghị trả phí theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản phô tô các giấy tờ chứng minh thời gian không được sử dụng phương tiện quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 2 (như Quyết định tịch thu xe của cơ quan có thẩm quyền, văn bản thu hồi giấy đăng ký và biển số xe);
c) Bản phô tô biên lai thu phí. Trường hợp bị mất biên lai thu phí, chủ phương tiện để nghị đơn vị đăng kiểm nơi nộp phí cấp lại bản sao biên lai thu phí;
d) Riêng đối với xe ô tô quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 ngoài các giấy tờ nêu trên, chủ phương tiện còn phải cung cấp Biên bản thu tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định theo mẫu tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Thời gian tính trả lại hoặc bù trừ phí từ thời điểm cơ quan chức năng thu giữ tem và giấy chứng nhận kiểm định.
1.3. Hồ sơ trả phí được nộp tại đơn vị đăng kiểm. Khi nộp hồ sơ, đối với các giấy tờ phô tô, người đề nghị trả phí phải mang theo bản chính để đơn vị đăng kiểm đối chiếu. Khi tiếp nhận hồ sơ, đơn vị đăng kiểm đóng dấu tiếp nhận, ghi thời gian nhận và ghi nhận các tài liệu trong hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ trả phí chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, đơn vị đăng kiểm phải
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì hồ sơ để trả lại phí sử dụng đường bộ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Thứ nhất: Giấy đề nghị trả phí theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 293/2016/TT-BTC của Bộ tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.
– Thứ hai: Bản phô tô các giấy tờ chứng minh thời gian không được sử dụng phương tiện quy định: văn bản thu hồi giấy đăng ký và biển số xe.
– Thứ ba: Bản phô tô biên lai thu phí. Đối với trường hợp bị mất biên lai thu phí, chủ phương tiện để nghị đơn vị đăng kiểm nơi nộp phí cấp lại bản sao biên lai thu phí theo đúng quy định pháp luật.
Hồ sơ để trả lại phí sử dụng đường bộ sẽ được nộp tại đơn vị đăng kiểm.
Cần lưu ý rằng: Khi các chủ thể nộp hồ sơ, đối với các giấy tờ phô tô, các chủ thể vẫn phải mang theo bản chính để đơn vị đăng kiểm thực hiện việc đối chiếu hồ sơ, giấy tờ đó.
Ngoài ra, khi đơn vị đăng kiểm tiếp nhận hồ sơ, đơn vị đăng kiểm phải đóng dấu tiếp nhận, ghi thời gian nhận và ghi nhận các tài liệu trong hồ sơ.