Để được mở cơ sở khám chữa bệnh và tiếp nhận người thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ khám bệnh, chữa bệnh cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề và được cấp các loại giấy chứng nhận theo quy định pháp luật tại Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định tiếp nhận, phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định tiếp nhận, phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh:
- 3 3. Hướng dẫn lập Mẫu quyết định tiếp nhận, phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh:
- 4 4. Một số quy định liên quan về tiếp nhận, phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh:
1. Mẫu quyết định tiếp nhận, phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh là gì?
Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận.
Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.
Mẫu quyết định tiếp nhận, phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh là mẫu quyết định về việc tiếp nhận, phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh với các nội dung đồng ý tiếp nhận người xin vào cơ sở thực hành có đủ điều kiện chuyên môn và phân công người hướng dẫn cho người thực hành theo đúng thời hạn quy định
Mẫu quyết định tiếp nhận, phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh là mẫu quyết định của người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh có quyền tiếp nhận, phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở khi xét thấy người thực hành và người hướng dẫn đều đáp ứng đủ điều kiện tham gia làm việc tại cơ sở.
2. Mẫu quyết định tiếp nhận, phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh:
Nội dung cơ bản của mẫu quyết định về việc tiếp nhận, phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……1 …
……2 …
——-
Số: ……/QĐ- …. 3…….
……4 ……, ngày…tháng…năm 20..
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC TIẾP NHẬN VÀ PHÂN CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ
Căn cứ Thông tư số ………. ngày…tháng…năm… của Bộ Quốc phòng quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của ……….5 ………
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Đồng ý cho ông/bà ……, sinh ngày …. tháng … năm…, có văn bằng chuyên môn……….. được thực hành tại khoa/bộ phận chuyên môn………… của cơ sở ……….. trong thời gian từ ngày…. tháng …. năm…. đến………..
Điều 2. Phân công ông/bà ……… 6……… chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hành cho ông/bà ……….trong thời gian quy định tại Điều 1 Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Ông/bà có tên tại Điều 1 và Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập Mẫu quyết định tiếp nhận, phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh:
– Tên cơ quan ban hành quyết định
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên mẫu quyết định: Mẫu quyết định tiếp nhận, phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh
– Nội dung mẫu quyết định
– Ký xác nhận mẫu quyết định
4. Một số quy định liên quan về tiếp nhận, phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh:
4.1. Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
Theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện như sau:
– Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải đối xử bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
– Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định:
+ Thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.
+ Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án trong các trường hợp sau đây:
Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;
Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát,
Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định
– Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải khám bệnh, chữa bệnh kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật
– Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải uu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.
– Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.
– Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.
Theo đó, Nhà nước đã ban hành các chính sách về khám bệnh, chữa bệnh cho công dân như sau:
– Ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân dân. Quan tâm dành ngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng, trẻ em, người nghèo, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
-Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến trên xuống tuyến dưới, từ vùng có điều kiện kinh tế – xã hội không khó khăn đến vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
– Khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, để đảm bảo việc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề, các cơ sở hành nghề Nhà nước đã ban hành các quy tắc và chính sách riêng cho đối tượng đủ điều kiện tham gia vào khám bệnh, chữa bệnh. Các nguyên tắc luôn bảo đảm có sự công bằng, tôn trọng đối với người bị bệnh đặc biệt không kỳ thị và phân biệt đối xử, căn cứ theo từng trường hợp để thực hiện chế độ ưu tiên
4.2. Tổ chức việc thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh:
– Đối với việc tiếp nhận người thực hành:
+ Người thực hành phải có đơn đề nghị thực hành theo Mẫu 01 Phụ lục V ban hành kèm theo
+ Sau khi nhận được đơn đề nghị thực hành của người xin thực hành, nếu đồng ý tiếp nhận, người đứng đầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ký hợp đồng thực hành với người thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục V ban hành kèm theo
– Đối với việc phân công người hướng dẫn thực hành:
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ra quyết định phân công người hướng dẫn thực hành theo Mẫu 03 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP để thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn thực hành. Một người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn tối đa là 5 người thực hành trong cùng một thời điểm.
– Đối với người hướng dẫn thực hành phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Người hướng dẫn thực hành phải có chứng chỉ hành nghề được cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước;
+ Người hướng dẫn thực hành phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với văn bằng của người thực hành, có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành và có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 3 năm trở lên.
– Đối với trách nhiệm của người hướng dẫn thực hành:
+ Hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh cho người thực hành;
+ Nhận xét về kết quả thực hành và chịu trách nhiệm về nội dung nhận xét của mình;
+ Chịu trách nhiệm trong trường hợp người thực hành gây sai sót chuyên môn trong quá trình thực hành, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh do lỗi của người hướng dẫn thực hành.
– Cấp giấy xác nhận quá trình thực hành: Sau khi có nhận xét bằng văn bản của người hướng dẫn thực hành đối với người thực hành, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP
Như vậy, đối với việc tiếp nhận, phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ra quyết định tiếp nhận người thực hành tại cơ sở và thực hiện phân công người hướng dẫn người thực hành khám bệnh và chữa bệnh theo đúng nguyên tắc và áp dụng đúng các điều kiện của nhà nước và người thực hành, người hướng dẫn đều phải đáp ứng các điều kiện theo luật định.