Trong hệ thống các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, thì tịch thu tang vật vi phạm hành chính là một hình thức quan trọng. Khi có các dấu hiệu áp dụng tịch thu tang vật vi phạm hành chính thì cơ quan nhà nước sẽ ra Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính đó.
Mục lục bài viết
1. Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính là gì?
Xử phạt vi phạm hành chính là một trong những nội dung rất quan trọng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Xử lý vi phạm hành chính bao gồm nhiều hoạt động khác nhau do các cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền thực hiện, đó có thể là việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp như biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra; áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành
Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế hành chính mang tính quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước có thẩm quyền tiến hành áp dụng các chế tài hành chính nhằm mục đích trừng phạt đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Tại Khoản 1 Điều 21
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
– Trục xuất.
Theo quy định này thì tịch thu tang vật vi phạm hành chính là một trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Nội dung của hình thức này đó chính là việc tước bỏ quyền sở hữu của người vi phạm chuyển sang sở hữu của nhà nước (sung vào công quỹ nhà nước) những vật, tiền, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Đối với các vật, tiền, phương tiện thuộc sở hữu Nhà nước hoặc thuộc sở hữu hợp pháp của người khác bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thì không tịch thu mà trả lại cho chủ nhân hoặc người quản lý hợp pháp của chúng. Hình thức xử phạt tịch thu tang vật vi phạm hành chính có thể là hình thức chính xử phạt vi phạm hành chính hoặc là hình thức bổ sung cho việc xử phạt vi phạm hành chính bên cạnh hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền.
Đối với các trường hợp trên, chủ thể có thẩm quyền sẽ xem xét về vai trò của tang vật trong việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính của các chủ thể, sau đó quyết định áp dụng về việc áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật vi phạm hành chính. Lúc này các chủ thể sẽ ban hành Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính. Do đó, thì Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính là văn bản do chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ban hành quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính của chủ thể vi phạm hành chính khi đáp ứng các điều kiện luật định.
Hiện nay có hai dạng Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính đó là Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính dùng trong trường hợp ban hành
Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính (MQĐ 14) là mẫu Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính dùng trong trường hợp tịch thu tang vật vi phạm hành chính mà không ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính (MQĐ 14) được dùng để thể hiện quyết định tịch thu các tang vật vi phạm hành chính của các chủ thể có thẩm quyền. Đây chính là căn cứ để các chủ thể có liên quan thực hiện hoạt động tịch thu tang vật vi phạm hành chính. Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính này được gửi đến các chủ thể có liên quan như chủ thể bị tịch thu, chủ thể tiến hành thi hành quyết định,…Văn bản này được dùng trong hoạt động xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Quốc phòng.
Trong Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính thể hiện các nội dung như chủ thể ban hành quyết định, căn cứ ban hành quyết định, chủ thể bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính, tang vật bị tịch thu,…
2. Mẫu Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính (MQĐ 14):
Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính (MQĐ 14) được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
MQĐ14
CƠ QUAN (1) ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: /QĐ-TT | (2)…………. , ngày ….. tháng …. năm…….. |
QUYẾT ĐỊNH
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính*
THẨM QUYỀN BAN HÀNH (3)
<Căn cứ khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
Căn cứ
Căn cứ Biên bản số: ……./BB-XM lập ngày…./…./…………. xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính (nếu có);>(*)
<Căn cứ Điều 26, khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
Căn cứ Quyết định số: …./QĐ-TG ngày ……./……/………. tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
Căn cứ kết quả
Căn cứ Quyết định số: …/QĐ-GQXP ngày …./…/….. về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
<1. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo biên bản được lập kèm theo Quyết định này đối với <ông (bà)/tổ chức>(*) có tên sau đây:
<Họ và tên>(*): ………….. Giới tính:……
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./…….. Quốc tịch:……………
Nghề nghiệp: ………….
Nơi ở hiện tại: ………
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………….; ngày cấp: ……/……./……..; nơi cấp: …….
<Tên của tổ chức>(*):……….
Địa chỉ trụ sở chính: ……….
Mã số doanh nghiệp: ……….
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:………………; ngày cấp: ……/……../……..; nơi cấp: …….
Người đại diện theo pháp luật: (6)………………. Giới tính: ………..
Chức danh: (7) …………..
- Lý do không ra quyết định xử phạt: (8) ………….
- Số tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu tại khoản 1 Điều này được chuyển đến: (9)………….. để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Tài liệu kèm theo: (10) ………..>(*)
<1. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tạm giữ theo Quyết định số …./QĐ-TG đối với <ông (bà)/tổ chức>(*) có tên sau đây:
<Họ và tên>(*): ………….. Giới tính:……..
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./……… Quốc tịch:……
Nghề nghiệp: ……….
Nơi ở hiện tại: ………
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………..; ngày cấp: ……/……./……..; nơi cấp: …….
<Tên của tổ chức>(*):……………
Địa chỉ trụ sở chính: …………
Mã số doanh nghiệp: ……….
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:……………; ngày cấp: ……/……../……..; nơi cấp: ……
Người đại diện theo pháp luật: (11)………. Giới tính: ……..
Chức danh: (12) ………….
- Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập thành biên bản kèm theo Quyết định này.
- Lý do tịch thu: (13) ………
- Tài liệu kèm theo: (14)……………..>(**)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Quyết định này được:
- Gửi cho (15) …………… để tổ chức thực hiện.
- Gửi cho (16) ……….. để biết và phối hợp thực hiện./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Lưu: Hồ sơ. | CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (17) |
<In ở mặt sau>(**‘*) Quyết định đã giao trực tiếp cho <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(****) bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào hồi …. giờ …. phút, ngày …../…./…..
NGƯỜI NHẬN QUYẾT ĐỊNH |
3. Hướng dẫn cách lập quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính:
Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính được hướng dẫn soạn thảo như sau:
Mẫu này được sử dụng để ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp hết thời hạn tạm giữ, mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng quy định tại khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(*) Áp dụng đối với trường hợp ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(**) Áp dụng đối với trường hợp ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp hết thời hạn tạm giữ, mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng.
(***) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
(****) Áp dụng đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(3) Ghi chức danh và tên cơ quan của người ra quyết định.
(4) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì ghi <chức danh và tên cơ quan của người đã ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính>.
– Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì ghi <phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tin
(5) Ghi cụ thể thời gian đã thực hiện việc thông báo lần thứ hai.
(6) và (11) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) và (12) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(8) Ghi cụ thể lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(9) Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của cơ quan, đơn vị nơi tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được chuyển đến.
(10) và (14) Ghi cụ thể các tài liệu có liên quan như: Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề,…
(13) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp thì ghi «Người vi phạm/chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận».
– Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp thì ghi «Không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp».
(15) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành quyết định.
(16) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có).
(17) Ghi chức vụ của người ký. Trường hợp cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính ký quyết định thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ra
* Cơ sở pháp lý:
– Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012 (Sửa đổi, bổ sung 2020);
– Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.