Mẫu quyết định thuyên chuyển công tác là mẫu văn bản hành chính - nhân sự được sử dụng khi có quyết định thuyên chuyển công tác của một cá nhân đang làm việc trong công ty hoặc doanh nghiệp điều chuyển sang một bộ phận khác trong công ty.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định thuyên chuyển công tác là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định thuyên chuyển công tác mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn viết quyết định thuyên chuyển công tác:
- 4 4. Các trường hợp có quyết định thuyên chuyển công tác:
- 5 5. Quy trình thuyên chuyển công tác:
- 6 6. Nội dung mẫu quyết định thuyên chuyển công tác:
1. Mẫu quyết định thuyên chuyển công tác là gì?
Mẫu quyết định thuyên chuyển công tác được hiểu là mẫu văn bản hành chính – nhân sự được sử dụng khi có quyết định thuyên chuyển công tác của một cá nhân đang làm việc trong công ty hoặc doanh nghiệp điều chuyển sang một bộ phận khác trong công ty hoặc doanh nghiệp. Dựa vào
Mẫu quyết định chuyển công tác cũng giống như mẫu quy trình nghỉ việc, mẫu quy trình thử việc,…. cũng cần tuân thủ theo các quy định về trình bày của loại văn bản hành chính để soạn thảo nội dung. Tùy thuộc vào mỗi công ty sẽ có những nội quy, quy định khác nhau, chính vì vậy trong bản quyết định thuyên chuyển công tác có thể có nội dung khác nhau.
2. Mẫu quyết định thuyên chuyển công tác mới nhất:
2.1. Mẫu 1:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———***———
…….., ngày ….. tháng ….. năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thuyên chuyên công tác
[Thủ trưởng cơ quan (đơn vị) ………]
– Căn cứ vào quyết định số …. /KH, ngày …… tháng ….. năm …… về việc thành lập cơ quan (đơn vị) ………..;
– Xét đơn xin thuyên chuyển công tác của Ông (Bà) ………;
– Căn cứ vào
– Theo đề nghị của Trưởng phòng tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay chấp thuận cho Ông (Bà) ………. đang công tác tại cơ quan (đơn vị) sẽ được thuyên chuyển công tác đến cơ quan (đơn vị) ………. của công ty ……. kể từ ngày …… tháng …. năm …..
Điều 2. Mức lương và các khoản phụ cấp của Ông (Bà) ……….. sẽ do cơ quan (đơn vị) mới đài thọ theo giấy thôi trả lương của cơ quan (đơn vị) cũ.
Điều 3. Trưởng phòng hành chánh,quản trị, Trưởng phòng tổ chức cán bộ, Trưởng phòng kế toán – tài vụ và Ông (Bà) ………. chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: – Như Điều 3 – Hồ sơ đương sự – Lưu VP | THỦ TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
2.2. Mẫu 2:
CÔNG TY ……. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———***——— |
Số: ……../……./QĐ- | ……, ngày ….. tháng ….. năm …… |
QUYẾT ĐỊNH
V/v: Điều chuyển công tác cho ông
CÔNG TY …….
– Căn cứ vào Luật doanh nghiệp;
– Căn cứ vào Điều lệ hoạt động của Công ty ……….;
– Căn cứ vào nhu cầu hiện tại của Công ty ………;
– Xét đơn xin chuyển công tác của Ông (Bà) …………
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Điều chuyển Ông (Bà) ……… – hiện đang là ……. chuyển sang làm ……… tại Công ty …….. kể từ ngày ….. tháng …. năm …..
Điều 2: Ông (Bà) ………… được thanh toán tiền lương và các chế độ phụ cấp tại vị trí …………. đến hết ngày …. tháng ….. năm ….. Kể từ ngày …. tháng ….. năm ….. các chế độ tiền lương, tiền thưởng và các chính sách đãi ngộ khác của Ông (Bà) ……. sẽ được hưởng như nhân viên ………..
Ông (Bà) ………có nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các công việc đã được phân công, chịu trách nhiệm và báo cáo với Trưởng Phòng quản lý trực tiếp, Phó Giám đốc tuyển dụng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định tại Điều lệ, nội quy, quy định của Công ty …… và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 3: Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày …. tháng ….. năm ….. cho đến khi có Quyết định khác về việc này được ban hành. Ông (Bà) ………. và các Phòng/Ban có liên quan sẽ có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Lưu HCNS; | THỦ TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
3. Hướng dẫn viết quyết định thuyên chuyển công tác:
– Phần quốc hiệu, tiêu ngữ là nội dung không thể nào thiếu được trong đơn và ngày tháng năm ra quyết định thuyên chuyển, tên quyết định,
– Trong phần nội dung đơn cần phải nêu căn cứ ra quyết định, ghi rõ ràng chức danh của người điều chuyển và tên cơ quan ra quyết định thuyên chuyển;
+ Trong Điều 1 cần phải nêu cụ thể tên, chức vụ người được thuyên chuyển bộ phận, vị trí làm việc hiện tại mà người đó đang làm việc. Ghi địa điểm rõ ràng mà người lao động sẽ nhận công tác sau khi thuyên chuyển. Trong Điều 1 cũng phải ghi tên cơ quan, tên địa phương, thời gian bắt đầu làm việc của người lao động tại bộ phận, đơn vị, cơ quan mới;
+ Trong Điều 2 công ty sẽ ra quy định về lương và hình thức thanh toán tiền lương cho NLĐ. Trong điều 2 cũng phải ghi rõ tên cơ quan mới sẽ thanh toán lương cho người lao động dựa trên mức đã được quy định;
+ Trong Điều 3 quy định về các đối tượng, bộ phận chịu trách nhiệm thi hành quyết định.
– Nêu cụ thể địa điểm sẽ nhận quyết định thuyên chuyển;
– Chữ ký xác nhận của thủ trưởng đơn vị.
4. Các trường hợp có quyết định thuyên chuyển công tác:
Các trường hợp cần phải sử dụng đến quyết định thuyên chuyển công tác: Bao gồm có hai trường hợp, cụ thể như sau:
– Trường hợp người lao động có nguyện vọng, mong muốn được thuyên chuyển công tác.
– Trường hợp đơn vị, tổ chức, công ty về mặt nhân sự có sự thay đổi nên cần phải thuyên chuyển công tác, vị trí làm việc.
5. Quy trình thuyên chuyển công tác:
– Những giấy tờ mà cán bộ, viên chức cần phải chuẩn bị để được thực hiện việc thuyên chuyển công tác, cụ thể như sau:
+ Đơn xin thuyên chuyển công tác tại cơ quan khác (đơn xin chuyển công tác cần phải có xác nhận và được cơ quan chủ quản đóng dấu).
+ Văn bản xác nhận đồng ý tiếp nhận nhân sự của đơn vị, cơ quan mới.
+ Sơ yếu lý lịch của bản thân có dán ảnh và có dấu giáp lai của thủ trưởng cơ quan.
+ Các chứng chỉ và văn bằng và chứng chỉ hoặc bản sao có công chứng, chứng thực.
+ Bản sao của bảng lương có công chứng, chứng thực.
+ Các loại giấy tờ tùy thân khác có liên quan như sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (một số nơi chỉ yêu cầu bản sao các loại giấy tờ tùy thân có công chứng, chứng thực).
+ Có thể có thêm một số loại giấy tờ khác tùy thuộc vào nội quy, quy định của đơn vị, tổ chức.
– Sau khi cán bộ, viên chức đã hoàn thành đầy đủ bộ hồ sơ có giấy tờ mà đơn vị, cơ quan đã yêu cầu thì cán bộ, viên chức cần phải nộp trực tiếp tại văn phòng ban có nhiệm vụ là giải quyết hợp đồng, hồ sơ của tất cả cán bộ có trong tổ chức.
– Trong thời hạn là 03 tháng, tính từ ngày mà đã nhận được hồ sơ đạt theo yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và đưa ra quyết định. Trong trường hợp mà hồ sơ có bất cứ các vấn đề gì thì phía bên tiếp nhận hồ sơ sẽ phải gửi cho các cơ quan liên quan.
– Cơ quan thẩm quyền sẽ ra quyết định thuyên chuyển công tác đối với các cán bộ, viên chức chuyển công tác dựa vào lãnh đạo cơ quan. Nếu nhận được sự phê duyệt thì nhận giấy thôi trả lương về cơ quan mới từ phòng tài vụ.
– Nhiệm vụ của phòng là về các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, nhân viên ở đơn vị, tổ chức cần phải giảm lao động đóng BHXH trước 05 ngày chuyển công tác để hoàn tất các thủ tục chốt và thủ tục trả sổ bảo hiểm.
– Sau khi các thủ tục đã hoàn tất, phải
6. Nội dung mẫu quyết định thuyên chuyển công tác:
– Sau khi người lao động đã được tiếp nhận đơn xin thuyên chuyển công tác và được chấp nhận, điều đó đồng nghĩa là người lao động sẽ được nhận quyết định thuyên chuyển công tác, trong đó bao gồm các nội dung như sau:
+ Thông tin cá nhân của nhân viên được thuyên chuyển công tác
+ Đơn vị, cơ quan, nơi làm việc mới
+ Thời gian bắt đầu làm việc tại bộ phận, đơn vị, cơ quan mới
+ Mức lương và các chính sách trợ cấp ở bộ phận, đơn vị, cơ quan mới
+ Danh sách những người có liên quan đến thực hiện quyết định thuyên chuyển công tác cho người lao động
– Trong mẫu quyết định thuyên chuyển công tác bạn phải ghi rõ ràng, cụ thể và đầy đủ các thông tin như sau:
+ Thông tin cá nhân của người được thuyên chuyển công tác.
+ Đia chỉ làm việc, cơ quan làm việc mới.
+ Thời gian bắt đầu làm việc tại bộ phận, đơn vị, cơ quan vừa mới được thuyển chuyển đến.
+ Mức lương cùng với các chính sách trợ cấp sẽ được nhận tại đơn vị, cơ quan mới được thuyển chuyển.
+ Danh sách những người có liên quan bắt buộc phải thực hiện quyết định thuyên chuyển.
– Nội dung của mẫu quyết định thuyên chuyển công tác sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi cơ quan có nội quy, quy định khác nhau, chẳng hạn như sau: tại các bệnh viện, nếu người nào có nguyện vọng, mong muốn được chuyển nơi làm việc đến các cơ sở y tế khác hay bệnh viện phù hợp với bản thân mình hơn thì thông thương sẽ phải sử dụng mẫu quyết định thuyên chuyển công tác thuộc vào lĩnh vực y tế để xin phép được thuyên chuyển và nếu hợp lý sẽ được xem xét và giải quyết đơn.
– Tuy vậy, cho dù ở trong bất cứ lĩnh vực nào đi chăng nữa thì cũng phải biên soạn mẫu quyết định thuyên chuyển công tác dựa theo Luật doanh nghiệp và các điều khoản chung có liên quan mà đơn vị, tổ chức hay công ty, doanh nghiệp đã đưa ra. Chính vì thế mà khi biên soạn mẫu quyết định thuyên chuyên công tác cần phải đảm bảo các nội dung được đầy đủ, chi tiết, cụ thể và ngắn gọn.