Đối với các trường hợp khi các cá nhân có hoạt động kinh doanh và có thu nhập từ hoạt động kinh doanh đó thì chấp hành viên ra quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án theo quy định. Vậy theo quy định của pháp luật quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án:
- 5 5. Mức tiền tối thiểu để lại cho người phải thi hành án từ tiền hoạt động kinh doanh:
1. Mẫu quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án là gì?
Người phải thi hành án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức theo bản án, quyết định dân sự phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định (nghĩa vụ thi hành án) vì lợi ích của người được thi hành án theo quy định
Thi hành án dân sự được xác định đó là nghĩa vụ của người phải thi hành án, theo đó mà Nhà nước luôn khuyến khích các bên đương sự tự nguyện thì hành án, và với người phải thi hành án có thể thỏa thuận với người được thi hành án về thời gian, địa điểm, phương thức thi hành án với điều kiện không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Đối với các trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án, theo quyết định cưỡng chế của cơ quan thi hành án theo quy định
Mẫu quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án là mẫu lập ra với các nội dung và thông tin về quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án trong các trường hợp cụ thể và xác định mức tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, Chấp hành viên căn cứ vào kết quả kinh doanh trên cơ sở sổ sách, giấy tờ và tình hình kinh doanh thực tế của người phải thi hành án theo quy định của phap luật
Mẫu quyết định về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định nêu rõ người thi hành án… Mẫu được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP.
2. Mẫu quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-
Số: ……./QĐ-PTHA
……, ngày ….. tháng ….. năm …….
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án
CHẤP HÀNH VIÊN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự ……….;
Căn cứ Nghị định số ……. ngày … tháng … năm … của Chính phủ;
Căn cứ Bản án, Quyết định số …… ngày ……. tháng …… năm ……. của Tòa án……(các bản án, quyết định phải thi hành);
Căn cứ Quyết định thi hành án số ……. ngày…. tháng …… năm …… của Trưởng phòng Thi hành án …..;
Xét thấy: ……..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của: ………
Địa chỉ: ……, số tiền: ….
(bằng chữ: ………..).
Điều 2. ………có trách nhiệm nộp số tiền nêu tại Điều 1 cho Phòng Thi hành án ………. để thi hành án.
Điều 3. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành
1. ……, người được thi hành án, người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2, 3;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS……;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
CHẤP HÀNH VIÊN
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án:
– Soạn thảo đầy đủ nội dung trong Mẫu số 39/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án
– chấp hành viên ( ký ghi rõ họ tên và đóng dấu)
4. Một số quy định của pháp luật về quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án:
Tại Điều 22. Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án
1. Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án theo định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm tùy theo tính chất ngành nghề kinh doanh của người phải thi hành án.
Khi xác định mức tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, Chấp hành viên căn cứ vào kết quả kinh doanh trên cơ sở sổ sách, giấy tờ và tình hình kinh doanh thực tế của người phải thi hành án.
2. Mức tiền tối thiểu để lại cho người phải thi hành án phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng. Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng được căn cứ vào chuẩn hộ nghèo của từng địa phương nơi người đó cư trú, nếu địa phương chưa có quy định thì theo chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng giai đoạn cụ thể.
Mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh do Chấp hành viên ấn định căn cứ vào tính chất ngành, nghề kinh doanh; quy mô kinh doanh của người phải thi hành án và mức ấn định này có thể được điều chỉnh.
Như vậy, Khi ra quyết định thu tiền, chấp hành viên phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh của cà nhân, tổ chức thi hành án và sinh hoạt của người phải thi hành án và gia đình.
Về “Mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh” của người phải thi hành án (Điều 79 Luật THADS và khoản 2 Điều 22
Theo đó có thể thấy việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thu tiền từ các hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án hiện nay chỉ mới có thể áp dụng đối với người phải thi hành án có các hoạt động kinh doanh đơn giản như cho thuê tài sản và các hoạt động kinh doanh mang tính ổn định với dòng lưu chuyển tiền tệ rõ ràng như kinh doanh nhà hàng khách sạn…Ngược lại còn đối với các hoạt động kinh doanh mang tính chất phức tạp như thương mại, dịch vụ,… thì việc áp dụng biện pháp khấu trừ này còn rất hạn chế. Do vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu và có những quy định hướng dẫn cụ thể hơn đối với biện pháp cưỡng chế thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án để biện pháp này phát huy hiệu quả trong thực hiện trên thực tế
5. Mức tiền tối thiểu để lại cho người phải thi hành án từ tiền hoạt động kinh doanh:
Căn cứ Điều 79
“1. Trường hợp người phải thi hành án có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người đó để thi hành án.
Khi thu tiền, Chấp hành viên phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của người phải thi hành án và gia đình.
2. Chấp hành viên cấp biên lai thu tiền cho người phải thi hành án.”
va ngoài ra Căn cứ Điều 22
“1. Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án theo định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm tùy theo tính chất ngành nghề kinh doanh của người phải thi hành án.
Khi xác định mức tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, Chấp hành viên căn cứ vào kết quả kinh doanh trên cơ sở sổ sách, giấy tờ và tình hình kinh doanh thực tế của người phải thi hành án.
2. Mức tiền tối thiểu để lại cho người phải thi hành án phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng. Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng được căn cứ vào chuẩn hộ nghèo của từng địa phương nơi người đó cư trú, nếu địa phương chưa có quy định thì theo chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng giai đoạn cụ thể.
Theo dó, có thể thấy mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh do Chấp hành viên ấn định căn cứ vào tính chất ngành, nghề kinh doanh; quy mô kinh doanh của người phải thi hành án và mức ấn định này có thể được điều chỉnh và Như vậy, khi thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án Chấp hành viên phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của người phải thi hành án và gia đình theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: