Đối với việc thực hiện quyết định thu tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ được thực hiện khi có các căn cứ xác định các tổ chức cá nhân đó đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án. Vậy, Mẫu quyết định thu tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định thu tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định thu tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ:
- 3 3. Một số quy định của pháp luật về thu tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ:
- 4 4. Trình tự thủ tục quyết định thu tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ:
1. Mẫu quyết định thu tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ là gì?
Trong trường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì Chấp hành viên xác mình và từ đó ra quyết định thu khoản tiền đó lại để thực hiện thi hành án. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp tiền cho Chấp hành viên để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và thông báo cho người phải thi hành án. Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng theo quy định
Mẫu quyết định thu tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ là mẫu theo quy định được Chấp hành viên tạo lập sau khi xác minh và xác định người thứ 3 đag giữ tiền, tài sản của gườ phải chịu quyết định thi hành án đối với các trường hợp cụ thể.
Mẫu quyết định về việc thu tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc thu tiền của người phải thi hành án đang được người thứ ba chiếm giữ theo quy định của pháp luật trong các trường hợp cụ thể. Mẫu quyết định nêu rõ số tiền thu… Mẫu được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP.
2. Mẫu quyết định thu tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-
Số: ………./QĐ-PTHA
……, ngày ….. tháng ….. năm …….
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ
CHẤP HÀNH VIÊN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự …
Căn cứ Bản án, Quyết định số … ngày ……. tháng ……. năm …….. của Tòa án…. (các bản án, quyết định phải thi hành);
Căn cứ Quyết định thi hành án số … ngày…tháng….năm …… của Trưởng phòng Thi hành án ……
Xét thấy …..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu tiền của …địa chỉ ….
Số tiền: .. (bằng chữ), hiện đang do ông (bà) …., địa chỉ …. giữ để thi hành án.
Điều 2. ….. có nghĩa vụ giao nộp số tiền nêu tại Điều 1 cho Phòng Thi hành án để thi hành án.
Điều 3. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành
1. ……………………………………….., người được thi hành án, người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2, 3;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS……;
– Lưu: VT, HS, THA; …
CHẤP HÀNH VIÊN
Hướng dẫn làm Mẫu quyết định thu tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ:
– Soạn thảo đầy đủ các nội dung Mẫu số 41/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định thu tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ
– Chấp hành viên ( Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Một số quy định của pháp luật về thu tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ:
Về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba nắm giữ đã được quy định từ
Một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án được Luật Thi hành án dân sự quy định thì biện pháp thứ ba là “kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ” được quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật thi hành án dân sự quy định. Theo đó để có cơ sở tổ chức thi hành, Luật thi hành án dân sự cũng dành một điều luật quy định cụ thể biện pháp này. Theo đó, tại Điều 91 Luật Thi hành án dân sự quy định:
“Trường hợp xác định người thứ ba đang giữ tài sản của người phải thi hành án, kể cả trường hợp tài sản được xác định bằng bản án, quyết định khác thì Chấp hành viên ra quyết định kê biên tài sản đó để thi hành án; trường hợp người thứ ba không tự nguyện giao tài sản thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc họ phải giao tài sản để thi hành án.
Trường hợp tài sản kê biên đang cho thuê thì người thuê được tiếp tục thuê theo hợp đồng đã giao kết.”
Theo đó, Căn cứ vào quy định này thì quá trình tổ chức thi hành án theo quy định, và đối với kết quả xác minh cho thấy người thứ ba đang giữ tài sản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên được quyền kê biên và xử lý tài sản đó từ người thứ ba để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án, trong trường hợp người thứ ba không tự nguyện giao tài sản thì sẽ bị cưỡng chế buộc giao tài sản đó cho cơ quan thi hành án dân sự quy định.
Như vậy, Để hướng dẫn áp dụng Điều 91 Luật THADS thì khoản 3 Điều 23 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ (nay là Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020) quy định: “Khi có căn cứ xác định tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản làm việc hoặc có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản giao nộp cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án”. Nếu tổ chức, cá nhân đó không thực hiện thì sẽ bị áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án và phải chịu chi phí và trong trường hợp Nếu người thứ ba giao tiền, tài sản đó cho người phải thi hành án hoặc người khác dẫn đến việc không thể thi hành được cho người được thi hành án thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật quy định.
4. Trình tự thủ tục quyết định thu tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ:
Đối với các trường hợp phát hiện tổ chức và cá nhân đang phải trả tiền, tài sản cho người phải thi hành án mà khoản tiền, tài sản đó đã được xác định bằng bản án, quyết định của Tòa án đang có hiệu lực pháp luật thì Chấp hành viên yêu cầu tổ chức, cá nhân đó giao nộp số tiền, tài sản cho cơ quan Thi hành án dân sự để thi hành án theo quy định của pháp luật. Nếu trong trường hợp tổ chức, cá nhân đó không thực hiện thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án cần thiết đối với tổ chức, cá nhân đó để thu tiền và thu các loại tài sản thi hành án. Chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp này do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành án chịu theo quy định của pháp luật. Như vậy, có thể tóm tắt các bước Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện trong trường hợp này như sau:
Bước 1: Đầu tiên đó là Xác minh điều kiện thi hành án, thông tin về người thứ ba đang nắm giữ tài sản của người phải thi hành án theo quy định.
Bước 2: Sau đó Lập biên bản làm việc hoặc có văn bản yêu cầu người thứ ba giao tiền, tài sản của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định.
Bước 3: Nếu người thứ ba giao tài sản đó cho cơ quan thi hành án dân sự thì Chấp hành viên xử lý theo quy định của
Bước 4: Chấp hành viên thực hiện trình tự và thủ tục cưỡng chế đối với tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba nắm giữ và chi phí của việc cưỡng chế này người thứ ba phải chịu và đồng thời, nếu người thứ ba gây thiệt hại thì còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Thực tiễn tổ chức thi hành án, các cơ quan thi thi hành án dân sự đang vướng mắc và khó khăn trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp này vì việc áp dụng phát sinh một số khó khăn, vướng mắc cần được quy định cụ thể thống nhất các hoạt động để đảm bảo quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, đơn vị khi tham gia vào hoạt động thi hành án dân sự. Đồng thời, cũng là cơ chế bảo vệ Chấp hành viên, cơ quan Thi hành án dân sự khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự