Đối với những sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm đó. Vậy mẫu quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn là gì?
Mẫu quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm. Mẫu nêu rõ nội dung của bản quyết định, lý do thu hồi… Mẫu quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn được ban hành kèm theo
Mẫu quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm được lập ra để quyết định về việc thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm. Việc thu hồi này nhằm mục đích trạc việc người tiêu dùng mua phải và sử dụng những thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nếu nặng thì sẽ nguy hiểm ngay lúc sử dụng song hoặc có những chất độc sẽ từ từ phát tác và gây ra các bệnh như ung thư.
2. Mẫu quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn:
Mẫu quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn có nội dung cơ bản như sau:
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
Số: /QĐ-…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…., ngày…. tháng…. năm…..
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THU HỒI SẢN PHẨM KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ……(Luật và Nghị định liên quan)(*);
Căn cứ Thông tư số … quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế,
Xét đề nghị của……..,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu hồi … (tên sản phẩm, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng) của … (Tên tổ chức, cá nhân có sản phẩm bị thu hồi), địa chỉ…
Điều 2. Thời gian thực hiện thu hồi sản phẩm từ ngày … tháng… năm….đến…. ngày…. tháng… năm…
Điều 3. Tổ chức, cá nhân……… (tên tổ chức, cá nhân) chịu trách nhiệm việc thu hồi sản phẩm nêu tại Điều 1 dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Ngay sau khi kết thúc việc thu hồi…….. (tên tổ chức, cá nhân) có trách nhiệm báo cáo với cơ quan ra quyết định thu hồi và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm về kết quả thu hồi.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Ghi các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3
– Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân cần thông báo;
– Lưu:….
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn:
– Văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định.
– Thủ trưởng cơ quan ra quyết định;
– Văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ra quyết định.
3. Một số quy định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn:
3.1. Các hình thức thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn:
Các hình thức thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế được quy định tại Điều 3 Thông tư 23/2018/TT-BYT quy định về thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế (có hiệu lực từ ngày 01/11/2018) như sau:
– Thu hồi tự nguyện là việc thu hồi sản phẩm do tổ chức, cá nhân đăng ký bản công bố hoặc tự công bố sản phẩm (sau đây gọi tắt là chủ sản phẩm), tự nguyện thực hiện khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ảnh của tổ chức, cá nhân về sản phẩm không bảo đảm an toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
– Thu hồi bắt buộc là việc chủ sản phẩm thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền sau đây:
+ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố hoặc cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm quy định tại
+ Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
– Sau khi kết thúc việc thu hồi và xử lý sản phẩm không bảo đảm an toàn, cơ quan thực hiện việc thu hồi và xử lý sản phẩm sau thu hồi có văn bản thông báo đề nghị chủ sản phẩm thực hiện nghĩa vụ thanh toán chi phí đã thu hồi sản phẩm.
3.2. Quy định về thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn:
Theo đó,
Đối tượng điều chỉnh của Thông tư số 23/2018/TT-BYT là tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm và tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam.
Cụ thể, Thông tư số 23/2018/TT-BYT quy định 2 hình thức thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn thực hiện theo 2 hình thức. Trong đó, hình thức thu hồi đầu tiên là thu hồi tự nguyện.
Đây là việc thu hồi sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là chủ sản phẩm) tự nguyện thực hiện.
Hình thức thứ hai là thu hồi bắt buộc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với hình thức thu hồi tự nguyện thì trong thời gian tối đa 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được phản ánh về sản phẩm không bảo đảm an toàn nếu xác định sản phẩm thuộc trường hợp phải thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm:
– Thông báo bằng điện thoại, email hoặc các hình thức thông báo phù hợp khác, sau đó thông báo bằng văn bản tới toàn hệ thống sản xuất, kinh doanh để dừng việc sản xuất, kinh doanh và thực hiện thu hồi sản phẩm;
– Thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
– Thông báo bằng văn bản tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm về việc thu hồi sản phẩm.
Lưu ý: khi thông báo bằng văn bản phải nêu rõ tên, địa chỉ của chủ sản phẩm và nhà sản xuất, tên sản phẩm, quy cách bao gói, số lô sản xuất, ngày sản xuất và hạn dùng, số lượng, lý do thu hồi sản phẩm,…
Thông tư số 23/2018/TT-BYT cũng quy định có 4 hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi.
Bao gồm hình thức đầu tiên là khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn.
Hình thức xử lý khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn chỉ áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm về lỗi sản phẩm, lỗi ghi nhãn so với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố nhưng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Hình thức xử lý thứ 2 là cho chuyển mục đích sử dụng.
Hình thức khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn chỉ áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm về chất lượng có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng nhưng có thể sử dụng vào lĩnh vực khác. Hình thức xử lý thứ ba là buộc tái xuất.
Hình thức khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn áp dụng đối với trường hợp sản phẩm nhập khẩu có chất lượng, mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và chủ sản phẩm đề nghị phương thức tái xuất. Hình thức xử lý thứ tư nặng nhất là buộc tiêu hủy.
Hình thức khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn áp dụng đối với trường hợp sản phẩm không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể khắc phục lỗi hoặc chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất theo quy định trên.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 23/2018/TT-BYT quy định về thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế