Pháp luật đã quy định khi thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án thì chấp hành viên phải ra quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người thi hành án. Vậy mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án:
- 3 3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án:
- 4 4. Quy định của pháp luật về thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án:
1. Mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án là gì?
Mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án là mẫu quyết định do chấp hành viên lập ra khi có căn cứ phải thu giữ giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án nêu rõ thông tin số bản án, quyết định của Toà án đã tuyên, số quyết định thi hành án, thông tin của người bị thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án, nội dung của quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người thi hành án..
Mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án được dùng để làm cơ sở về việc quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án. Mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá phải được lập thành văn bản và gửi đến người bị thu giữ giấy tờ có giá, Viện kiểm sát quân sự, Cục thi hành án/Bộ tư pháp…
2. Mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án:
QUÂN KHU… (BTTM, QCHQ)
CƠ QUAN THI HÀNH ÁN
——-
Số:…./QĐ-PTHA.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…., ngày….. tháng……. năm……
QUYẾT ĐỊNH
(Thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án)
CHẤP HÀNH VIÊN
Căn cứ Khoản 5 Điều 20, Khoản 1 Điều 71, Điều 82
Căn cứ Bản án, Quyết định số:…… ngày…… tháng……. năm …….. của Tòa án…….(1)
Căn cứ Quyết định thi hành án số:…….. ngày……… tháng…….. năm……… của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án….(2)
Xét thấy:…..,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu giữ giấy tờ có giá của: …….(3)
Địa chỉ ……….(4)
Giấy tờ gồm:…..(5) đang do………giữ, để thi hành án.
Điều 2. ……… có trách nhiệm chuyển số giấy tờ nêu tại Điều 1 hoặc chuyển giao giá trị của giấy tờ đó cho cơ quan Thi hành án………. để thi hành án.
Điều 3. ……., người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2, 3;
– Viện KSQS…..;
– Cục THA/BQP;
– Lưu: VT; HSTHA.
CHẤP HÀNH VIÊN
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án:
(1): Điền số bản án, quyết định của Toà án đã tuyên
(2): Điền số quyết định thi hành án
(3): Điền tên của người bị thu giữ giấy tờ có giá
(4): Điền địa chỉ của người bị thu giữ giấy tờ có giá
(5): Điền thông tin về các loại giấy tờ đã bị thu giữ
4. Quy định của pháp luật về thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án:
Thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án được quy định tại Điều 82 Luật thi hành án dân sự 2015, cụ thể:
” Điều 82. Thu giữ giấy tờ có giá
1. Trường hợp phát hiện người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu giữ giấy tờ đó để thi hành án.
2. Người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án phải chuyển giao giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá không giao giấy tờ cho cơ quan thi hành án dân sự thì Chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển giao giá trị của giấy tờ đó để thi hành án.”
Theo đó thu hồi, xử lí tiền và giấy tờ có giá của người phải thi hành án bao gồm: tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án có thể do chính người phải thi hành án đang giữ hoặc do người thứ ba giữ. Do vậy, việc áp dụng biện pháp thu hồi, xử lí tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án ở hai trường hợp có sự khác biệt nhất định:
– Thứ nhất, trường hợp chấp hành viên phát hiện người phải thi hành án có tiền hoặc giấy tờ có giá đang do họ giữ.
Theo quy định tại Điều 80 LTHADS, trường hợp phát hiện người phải thi hành án đang giữ tiền mà có căn cứ xác định khoản tiền đó là của người phải thi hành án thì chấp hành viên ra quyết định thu tiền tương ứng với nghĩa vụ thi hành án của họ để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền và cấp biên lại cho người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án không kí vào biên bản thì phải có chữ kí của người làm chứng. Ngoài ra, Điều 79 LTHADS còn có quy định cụ thể về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án để thi hành án. Theo đó, trường hợp người phải thi hành án có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì chấp hành viên ra quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của họ để thi hành án. Khi thu tiền, chấp hành viên cấp biên lai thu tiền cho người phải thi hành án.
Trường hợp phát hiện người phải thi hành án đang giữ giấy tờ có giá thì chấp hành viên ra quyết định thu giữ giấy tờ đó để thi hành án. Người phải thi hành án phải chuyển giao giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự. Trường hợp người phải thi hành án không chịu giao giấy tờ thì chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển giao giá trị của giấy tờ đó để thi hành án.
– Thứ hai, trường hợp người phải thi hành án có tiền hoặc giấy tờ có giá nhưng đang do người thứ ba giữ.
Việc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ được quy định tại Điều 81 LTHADS. Theo đó, trường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp số tiền đang giữ cho chấp hành viên để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và
Tại Điều 23 Nghị định của Chính phủ số
Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án không thực hiện yêu cầu của chấp hành viên mà giao tiền, tài sản đó cho người phải thi hành án hoặc người khác dẫn đến việc không thể thi hành được cho người được thi hành án thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân đang phải trả tiền, tài sản cho người phải thi hành án mà khoản tiền, tài sản đó đã được xác định bằng bản án, quyết định của toà án đang có hiệu lực pháp luật thì chấp hành viên yêu cầu tổ chức, cá nhân đó giao nộp số tiền, tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án. Nếu tổ chức, cá nhân đó không thực hiện thì chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án cần thiết đối với tổ chức, cá nhân đó để thu tiền, tài sản thi hành án. Chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp này do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành án chịu.
– Khẩu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lí tiền và giấy tờ có giá của người phải thi hành án
Theo Điều 71 LTHADS, chấp hành viên có quyền áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế sau để buộc người phải thi hành án thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của toà án: Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lí tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; khai thác tài sản của người phải thi hành án. Như vậy, biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lí tiền và giấy tờ có giá của người phải thi hành án là một trong bốn biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền.
Trên thực tế, trong trường hợp người phải thi hành án đang giữ tiền, giấy tờ có giá hoặc có tiền, giấy tờ có giá gửi tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng khác thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế này sẽ rất có hiệu quả trong việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Do vậy, nếu người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền mà họ đang giữ tiền, giấy tờ có giá hoặc gửi tại kho bạc, tổ chức tín dụng thì biện pháp cưỡng chế này sẽ là biện pháp cưỡng chế đầu tiên được áp dụng. Chấp hành viên chỉ áp dụng biện pháp kê biên tài sản, trừ vào thu nhập của người phải thi hành hoặc khai thác tài sản của người phải thi hành án nếu người phải thi hành án không có tiền, tài khoản hoặc giấy tờ có giá để thi hành án.
Theo quy định tại Điều 76 và các điều từ Điều 79 đến Điều 83 LTHADS, biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lí tiền và giấy tờ có giá của người phải thi hành án sẽ được áp dụng khi có các điều kiện sau:
+ Theo bản án, quyết định của toà án thì người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền.
Thông thường, nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành án được xác định trong các bản án, quyết định của toà án có thể xuất phát từ việc thanh toán nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc thanh toán tiền chênh lệch giá trị tài sản khi phân chia tài sản trong các vụ án li hôn, thừa kế tài sản, bồi thường thiệt hại… Trong trường hợp bản án, quyết định của toà án có quyết định về nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành án thì chấp hành viên quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế này.
+ Có căn cứ để xác định người phải thi hành án có tài khoản, có tiền hoặc giấy tờ có giá để thi hành án.
Ngoài trường hợp người phải thi hành án có tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng khác thì biện pháp cưỡng chế này còn được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có tiền, giấy tờ có giá và bản thân họ đang giữ các tài sản này hoặc đang do người thứ ba giữ. Chỉ sau khi xác minh người phải thi hành án có tiền, tài khoản, giấy tờ có giá thì chấp hành viên mới có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế này. Giấy tờ có giá có thể là cổ phiếu, trái phiếu, công trái, tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng nhà nước, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định còn giá trị thanh toán.
+ Hết thời gian tự nguyện đã được chấp hành viên ấn định nhưng người phải thi hành án không tự nguyện thi hành hoặc chưa hết thời gian tự nguyện nhưng cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án.
– Cơ sở pháp lý: