Theo quy định của pháp luật, khi có yêu cầu tuyên bố một người là đã chết thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành những hoạt động nhưng thông báo, xác minh,... theo quy định. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ phải ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết. Vậy mẫu quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết:
- 3 3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết.
- 4 4. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết:
1. Mẫu quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết là gì?
Mẫu quyết định
Mẫu quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết là mẫu văn bản được dùng để thông báo về việc tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết. Mẫu quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết là cơ sở để thông báo, tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết – đây là một trong những thủ tục trước khi ra quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết:
TÒA ÁN NHÂN DÂN……(1)
——-
Số: ……../……/QĐ-TA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày ….. tháng …. năm …….
QUYẾT ĐỊNH
THÔNG BÁO TÌM KIẾM NGƯỜI BỊ YÊU CẦU TUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT
TÒA ÁN NHÂN DÂN……
Căn cứ Điều 392 Bộ luật Tố tụng dân sự;
Căn cứ(3) ….Bộ luật Dân sự;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ việc dân sự sơ thẩm thụ lý số …./…./TLST-DS(4) ngày …. tháng …. năm về việc yêu cầu tuyên bố một người là đã chết theo đơn yêu cầu của(5)…… ; địa chỉ…
QUYẾT ĐỊNH
1. Thông báo tìm kiếm ông/bà(6) …….
Địa chỉ cư trú trước khi biệt tích: ……
Ông/bà(7)….. vắng mặt tại nơi cư trú từ ngày tháng…. năm …
2. Khi biết được thông báo này, đề nghị ông/bà(8) ……liên hệ với
3. Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết là 04 tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên nếu không có tin tức gì của ông/bà(11)…… thì Tòa án sẽ mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết.
Nơi nhận:
– Đương sự,(12)……….. ;
– Ghi theo khoản 1 Điều 385 Bộ luật Tố tụng dân sự;
– Lưu: Hồ sơ việc dân sự.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết.
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2018/QĐ-TA).
(3) Tùy từng trường hợp mà ghi các điều luật tương ứng của Bộ luật Dân sự.
(4) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ 2 ghi năm thụ lý việc dân sự.
(5) Nếu người làm đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn yêu cầu).
(6) Ghi họ tên, ngày tháng năm sinh hoặc tuổi của người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết.
(7), (8), (9) và (11) Ghi họ tên của người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết.
(10) Ghi tên và địa chỉ trụ sở của Ủy ban nhân dân nơi người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết cư trú trước khi biệt tích.
(12) Nếu đương sự có người đại diện hợp pháp thì ghi họ tên người đại diện hợp pháp của họ.
4. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết:
Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết:
– Thông thường, một người chỉ bị coi là đã chết khi họ chấm dứt sự tồn tại về mặt sinh học. Tuy nhiên, trong thực tế, có trường hợp một người biệt tích khỏi nơi cư trú do những nguyên nhân khác nhau mà không thể xác định được người đó còn sống hay đã chết. Trong những trường hợp này, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người biệt tích và những người có quyền, lợi ích liên quan như cha, mẹ, vợ, chồng, các con của họ… Điều 391 BLTTDS năm 2015 quy định người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu toà án tuyên bố người đó là đã chết. Đơn yêu cầu toà án tuyên bố một người là đã chết và việc gửi chứng cứ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện như trường hợp yêu cầu toà án tuyên bố một người mất tích theo quy định tại Điều 362 BLTTDS năm 2015.
Việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 392 BLTTDS năm 2015, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lí đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, toà án quyết định thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết. Xuất phát từ ý nghĩa của việc thông báo tìm kiếm là thủ tục bắt buộc khi giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích. Vì vậy, khi giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết mà chưa qua thủ tục tuyên bố người đó mất tích thì thông báo tìm kiếm cũng là thủ tục bắt buộc. Đối với trường hợp người đã bị tuyên bố mất tích nhưng sau 03 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức là người đó còn sống và có yêu cầu tuyên bố người đó là đã chết thì vẫn phải tiến hành thủ tục thông báo tìm kiếm.
– Trong khoảng thời gian đó cũng có thể người bị toà án tuyên bố mất tích xuất hiện nhưng họ và những người liên quan không yêu cầu huỷ quyết định tuyên bố mất tích của toà án. Để bảo đảm tính chính xác của quyết định tuyên bố một người đã chết, toà án phải xác định một lần nữa về tin tức của họ bằng việc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
– Nội dung thông báo, việc công bố thông báo và thời hạn thông báo được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 388 BLTTDS năm 2015. Trong thời hạn thông báo, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trở về và thông báo cho toà án biết thì toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn thông báo thì toà án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Việc xác minh tin tức của người bị yêu cầu tuyên bố đã chết và việc đình chỉ hay chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết được thực hiện như ở thủ tục xét đơn yêu cầu toà án tuyên bố một người mất tích. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết.
– Trong quyết định này, toà án phải xác định ngày chết của người đó và hậu quả pháp lí của việc tuyên bố một người là đã chết theo quy định của BLDS. Khi quyết định tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật, những người thừa kế của người này có quyền khởi kiện yêu cầu chia thừa kế tài sản của người đã chết theo pháp luật thừa kế.
Thủ tục huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết
– Yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết. Quyết định tuyên bố một người là mất tích chỉ tạm dừng năng lực chủ thể của người đó và quyết định tuyên bố một người là đã chết không có nghĩa về mặt sinh học người đó đã chết. Năng lực chủ thể của người bị tuyên bố mất tích hoặc đã chết có thể sẽ được phục hồi khi họ trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống. Trong trường hợp này, các điều 333, 338 BLTTDS quy định người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết.
– Đơn yêu cầu toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết có các nội dung quy định tại Điều 362 BLTTDS năm 2015. Trong đó phải nêu rõ yêu cầu toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là mất tích hoặc đã chết nào như số bản án; ngày, tháng, năm; ai là người đã bị toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết… Người có đơn yêu cầu phải gửi kèm theo đơn yêu cầu quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết của toà án và chứng cứ, tài liệu để chứng minh người bị tuyên bố là mất tích hoặc đã chết trở về hoặc chứng minh xác thực là người đó còn sống. b. Việc xét đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết.
– Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết, toà án tiến hành việc nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ liên quan đến tin tức còn sống của người đã bị tuyên bố là mất tích hoặc đã chết và khi kết thúc thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, toà án mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh người đó là còn sống hoặc đã trở về thì toà án không chấp nhận đơn yêu cầu. Nếu có tin tức xác thực là người đó còn sống hoặc đã trở về thì toà án chấp nhận đơn yêu cầu. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu, toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết. Trong đó phải quyết định về hậu quả pháp lí của việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết theo quy định của BLDS 2015.
– Cơ sở pháp lý: