Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi thì cần có người đại diện giám sát người bị buộc tội dưới 18 tuổi. Khi cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi người đại diện giám sát người bị buộc tội dưới 18 tuổi thì cần phải ra quyết định.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định thay đổi người đại diện giám sát người bị buộc tội dưới 18 tuổi là gì?
Người được giao nhiệm vụ giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội theo như quy định của pháp luật hiện hành thì bao gồm: cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của họ. Theo đó, người đại diện của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi được xác định theo thứ tự để đảm bảo quyền lợi của người phạm tội dưới 18 tuổi sau đây: Cha mẹ đẻ,
Mẫu quyết định thay đổi người đại diện giám sát người bị buộc tội dưới 18 tuổi là mẫu văn bản được cơ quan có thẩm quyền lập ra để quyết định thay đổi người đại diện giám sát người bị buộc tội dưới 18 tuổi. Mẫu quyết định thay đổi người đại diện giám sát người bị buộc tội khi chưa đủ độ tuổi thành niên có nội dung ghi rõ lý do ra quyết định thay đổi người đại diện giám sát người bị buộc tội dưới 18 tuổi hay nói cách khác là khi chưa đủ độ tuổi thành niên.
Mẫu quyết định thay đổi người đại diện giám sát người bị buộc tội dưới 18 tuổi được cơ quan có thẩm quyền lập ra để quyết định thay đổi người đại diện giám sát người bị buộc tội khi chưa đủ độ tuổi thành niên.. Mẫu quyết định thay đổi người đại diện giám sát người bị buộc tội khi chưa đủ độ tuổi thành niên là cơ sở để cơ quan khác thực hiện việc thay đổi người đại diện giám sát người bị buộc tội khi chưa đủ độ tuổi thành niên. theo như quy định của quyết định này. Mẫu quyết định được ban hành kèm theo Thông tư 61/2017/TT-BCA về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Mẫu quyết định thay đổi người đại diện giám sát người bị buộc tội dưới 18 tuổi:
…..
…….
_________
Số:….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________
…., ngày …. tháng …. Năm….
QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN
GIÁM SÁT NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
Tôi: …. Chức vụ: ….
Căn cứ hành vi phạm vào điểm …………. khoản ………… Điều ………… Bộ luật Hìnhh sự
Xét thấy(1)
Căn cứ Điều(2) …. và Điều 418 Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Thay đổi ông/bà:
là người giám sát của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi:
tại Quyết định giao người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi cho người đại diện giám sát số: ….. ngày …..tháng …. năm …. của
Nay giao cho ông/bà:
là người đại diện của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có trách nhiệm giám sát đối với:
Họ tên: …. Giới tính: …..
Tên gọi khác:
Sinh ngày ….tháng…..năm….tại:
Quốc tịch: …; Dân tộc: …; Tôn giáo:
Nghề nghiệp:
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày ….tháng ….năm ….Nơi cấp:
Nơi cư trú:
Ông/bà:
có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ để bảo đảm sự có mặt của(3)
khi có giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục họ.
Trường hợp(3)
có dấu hiệu bỏ trốn hoặc có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này hoặc tiếp tục phạm tội thì ông/bà
phải kịp thời thông báo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Nơi nhận: ………..
– VKS…..
– Người bị buộc tội;
– Người được giao nhiệm vụ giám sát;
– UBND….
– Hồ sơ 02 bản
Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định thay đổi người đại diện giám sát người bị buộc tội dưới 18 tuổi:
(1) Ghi rõ căn cứ thay đổi người đại diện giám sát người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi;
(2) Căn cứ thẩm quyền quy định tại Điều 36, Điều 37 hoặc Điều 39 BLTTHS;
(3) Ghi rõ họ tên người bị buộc tội.
3. Một số quy định về người đại diện giám sát người bị buộc tội dưới 18 tuổi:
Căn cứ theo quy định tại
Quy định nêu ra ở trên có nhắc đến người giám hộ những người giám hộ ở đây được hiểu như thế nào? Thì theo quy định tại các điều 46, 47, 48, 52 và 54 Mục 4 Chương III Bộ luật Dân sự người giám hộ của người bị buộc tội được hiểu là người dưới 18 tuổi bao gồm người giám hộ đương nhiên hoặc người được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người dưới 18 tuổi cư trú cử hoặc
– Về người giám hộ đương nhiên của người bị buộc tội dưới 18 tuổi được hiểu là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên. Theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 47
– Về người giám hộ của người bị buộc tội dưới 18 tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã cử theo quy định tại Điều 54 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ mà không có người giám hộ đương nhiên thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người chưa thành niên có trách nhiệm cử người giám hộ cho họ. Tuy nhiên, khi Ủy ban nhân dân xã cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ. Điều quan trọng là việc Ủy ban nhân dân thực hiện việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
Ngoài ra, Tòa án chỉ định người giám hộ của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi theo quy định tại Điều 54 của Bộ luật Dân sự năm 2015 trong các trường hợp sau: quy định tại khoản 1 Điều 54 Bộ luật Dân sự năm 2015 khi người bị buộc tội dưới 18 tuổi có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này
– Về người đại diện của người bị buộc tội dưới 18 tuổi do Tòa án chỉ định được xác định theo khoản 3 Điều 136 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trong trường hợp không xác định được người đại diện là cha mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ cho người chưa thành niên thì Tòa án chỉ định người đại diện cho người chưa thành niên.
Như vậy, khi có sự tranh chấp về việc cử người giám hộ giữa Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giám hộ cư trú thì Tòa án chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự năm 2015, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên.
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;