Để thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp thì cấp trên có thẩm quyền phải ra quyết định về việc thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Vậy mẫu quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp có nội dung gì? và cách soạn thảo mẫu quyết định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định thay đổi :
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì để bảo vệ lợi ích công cộng, bảo vệ những người yếu thế trong xã hội, người khó khăn trong nhận thức và trong một số trường hợp thì có quy định phải có Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp dân sự, cụ thể như sau: tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ; đối tượng tranh chấp trong vụ án dân sự là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở; đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tham gia phiên họp sơ thẩm, phiên tòa sơ thẩm đối với trường hợp Tòa án thụ lý mà chưa có điều luật để áp dụng; tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
Nhưng vì một lý do nào đó mà Kiểm sát viên không được tiếp tục tham gia phiên họp đó nữa thì sẽ ra quyết định thay đổi viện kiểm sát. Chính vì thế mà mẫu quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp được lập ra và đây là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc thay đổi kiểm sát viên tham gia phiên họp.
Mẫu quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp được lập ra để quyết định về việc thay đổi kiểm sát viên tham gia phiên họp vì một lý do nào đó mà kiểm sát viên trước đó đã được phân công nhưng không thể tiếp tục tham gia vào phiên họp đó nữa thì sẽ ra quyết định về việc thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Mẫu được ban hành theo Quyết định 39/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Mẫu quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VIỆN KIỂM SÁT…
VIỆN KIỂM SÁT …
Số: …../QĐ-VKS…-…
…., ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp……
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……..
Căn cứ Điều 25 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ Điều 141 Luật Thi hành án hình sự;
Căn cứ Quyết định số……..ngày…….tháng……năm……của Viện trưởng Viện kiểm sát…..…về việc phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp….
Xét thấy,……….,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân công ông (bà)……… Kiểm sát viên…….. Viện kiểm sát….thay thế thay ông (bà)……, Kiểm sát viên…… tham gia phiên họp và kiểm sát việc…. của Tòa án…
Điều 2. Kiểm sát viên có tên nêu tại Điều 1 Quyết định này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
– Tòa án …..9……. (để biết);
– Kiểm sát viên nêu tại Điều 1
(để thực hiện);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Ghi tên phiên họp như: giảm thời hạn chấp hành án hoặc tha tù trước thời hạn có điều kiện hoặc rút ngắn thời gian thử thách của án treo….
[5] Ghi lý do thay đổi
[6] Ghi họ và tên Kiểm sát viên; nếu có nhiều Kiểm sát viên được phân công thì ghi tên từng Kiểm sát viên
[7] Ghi chức danh pháp lý của Kiểm sát viên như sơ cấp, trung cấp hoặc cao cấp
[8] Ghi họ và tên Kiểm sát viên bị thay đổi
[9] Ghi tên Tòa án có thẩm quyền xem xét vụ việc
[10] Thẩm quyền ký thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự
4. Một số quy định về thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp:
4.1. Quyết định việc thay đổi Kiểm sát viên:
Thứ nhất, Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
Việc thay đổi Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định.
Thứ hai, Tại phiên tòa, việc thay đổi Kiểm sát viên do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số.
Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Việc cử Kiểm sát viên thay thế Kiểm sát viên bị thay đổi do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định. Nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
Thứ ba, Việc thay đổi Kiểm sát viên khi giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 368 của
Thứ tư, Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoãn phiên tòa, phiên họp, Viện trưởng Viện kiểm sát phải cử người khác thay thế và thông báo bằng văn bản cho Tòa án.
Từ những quy định trên cho thấy trong quá trình tố tụng thì việc thay đổi viện kiểm sát cần phải được thực hiện trong thời gian diễn ra phiên Tòa, trước khi diễn ra phiên tòa, khi giải quyết việc dân sự hoặc là trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoãn phiên tòa, phiên họp, Việc thay thế kiểm sát viên này thì Viện trưởng Viện kiểm sát phải cử người khác thay thế và thông báo bằng văn bản cho Tòa án theo như quy định của pháp luật hiện hành.
4.2. Các hoạt động của Kiểm sát viên trước phiên tòa:
Theo Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm (sau đây gọi chung là Quy định), sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên, người nghiên cứu hồ sơ thực hiện các việc sau:
– Kiểm sát Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
– Nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên, người nghiên cứu hồ sơ tiến hành kiểm sát các nội dung sau: Kiểm sát việc thụ lý vụ án, Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng từ khi thụ lý vụ án;
– Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ (nếu cần thiết); Viện kiểm sát xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị (khi có căn cứ).
– Xây dựng báo cáo và báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án.
– Xây dựng bản dự kiến diễn biến phiên tòa, dự kiến câu hỏi.
– Xây dựng dự thảo bài phát biểu.
– Xây dựng hồ sơ kiểm sát; chuyển trả hồ sơ cho Tòa án.
Như vậy, việc nghiên cứu nội dung kháng cáo, kháng nghị; ý kiến của đương sự về kháng cáo, kháng nghị; yêu cầu khởi kiện, Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Kiểm sát việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của đương sự việc xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm.
4.3. Các hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa:
Theo như
Cơ sở pháp lý:
–
–
– Quyết định 39/QĐ-VKSTC năm 2018 về biểu mẫu nghiệp vụ công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành