Để tránh những rủi ro về sau, quyết định mua, bán hay thanh lý nhóm tài sản doanh nghiệp chỉ được thực hiện khi có quyết định của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Dưới đây là mẫu quyết định thanh lý tàu sản cố định thông dụng:
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định thanh lý tài sản cố định :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thanh lý tài sản cố định
Căn cứ Điều lệ công ty;
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, thống kê tài sản của công ty ngày … tháng …năm …;
GIÁM ĐỐC CÔNG TY: ÔNG/ BÀ
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thanh lý tài sản cố định của công ty. Bao gồm các tài sản sau:
Tên TSCĐ: …
Ngày sản xuất: …./…./…
Nơi sản xuất: …
Số lô sản xuất: ….Kí hiệu sản phẩm:….
Ngày mua (nhập kho): ….
Tình trạng của tài sản tại thời điểm có quyết định thanh lý: …
Tên TSCĐ: …
Ngày sản xuất: …./…./…
Nơi sản xuất: …
Số lô sản xuất: … Kí hiệu sản phẩm:…
Ngày mua (nhập kho): ….
Tình trạng của tài sản tại thời điểm có quyết định thanh lý: …
Tổng cộng: …. tài sản được thanh lý.
Điều 2. Thời gian tiến hành thanh lý.
Từ ngày … tháng … năm 20.. đến ngày … tháng … năm 20…
Điều 3. Trưởng Ban thanh lý tài sản cố định ông/bà … chịu trách nhiệm chỉ đạo Ban thanh lý tài sản cố định phối hợp cùng các phòng ban có liên quan thi hành Quyết định này./.
CÔNG TY …
Giám đốc
(Đã ký)
2. Mẫu quyết định bán thanh lý ô tô:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc bán thanh lý ô tô
Căn cứ Điều lệ công ty.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, thống kê tài sản của công ty ngày … tháng …năm …
GIÁM ĐỐC CÔNG TY: ÔNG/ BÀ
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Quyết định quyết định bán thanh lý ô tô của công ty. Bao gồm:
Tên nhà sản xuất: …Đời xe: …Kí hiệu: ….
Biển số: ….
Màu xe: …..Số khung xe: ….
Ngày sản xuất: …./…./…
Nơi sản xuất: …
Số lô sản xuất: …
Ngày mua (nhập kho): …
Chủ sở hữu: Công ty …GCN ĐKDN số …
Trụ sở tại: …
Mã số thuế: ….
Người đại diện theo pháp luật: Ông/bà ….
Số CMND: … Ngày cấp: …/…/20… Nơi cấp: …
Giấy tờ khác đi kèm: …
Tình trạng của xe tại thời điểm có quyết định thanh lý: …
Tên nhà sản xuất: … Đời xe: …Kí hiệu: …
Biển số: …
Màu xe: … Số khung xe: …
Ngày sản xuất: …./…./…
Nơi sản xuất: …
Số lô sản xuất: …
Ngày mua (nhập kho): …
Chủ sở hữu: Công ty ….GCN ĐKDN số:…
Trụ sở tại: …
Mã số thuế: …
Người đại diện theo pháp luật: Ông/bà …
Số CMND: … Ngày cấp: …/…/20…Nơi cấp: …
Giấy tờ khác đi kèm: …
Tình trạng của xe tại thời điểm có quyết định thanh lý:…
Tổng cộng: … chiếc được thanh lý.
Điều 2. Thời gian tiến hành thanh lý.
Từ ngày … tháng … năm 20.. đến ngày … tháng … năm 20…
Điều 3. Trưởng Ban thanh lý tài sản cố định ông/bà ….chịu trách nhiệm chỉ đạo Ban thanh lý tài sản cố định phối hợp cùng các phòng ban có liên quan thi hành Quyết định này./.
CÔNG TY …
Giám đốc
(Đã ký)
3. Lưu ý khi thanh lý tài sản cố định của công ty:
– Mẫu quyết định thanh lý tài sản cố định của công ty hay mẫu quyết định bán thanh lý ô tô cũng như những mẫu khác, bao gồm đầy đủ những vấn đề về, quốc hiệu, tiêu ngữ, tên quyết định.
– Đối với mẫu quyết định thanh lý tài sản cố định của công ty, cần điền đầy đủ, chính xác thông tin về tài sản được thanh lý, mô tả chính xác tình trạng của tài sản đến thời điểm có quyết định thanh lý.
– Đối với mẫu quyết định bán thanh lý ô tô, cần điền đầy đủ thông tin nhận diện và thông tin pháp lý về chiếc ô tô.
3.1. Thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng:
* Cơ sở pháp lý:
Văn bản hợp nhất 18/2016/VBHN-NHNN ngày 13 tháng 01 năm 2016
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng thực hiện thanh lý tài sản trong trường hợp: Tổ chức tín dụng bị tuyên bố phá sản, tổ chức tín dụng bị giả thể, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa tài sản.
Ngân hàng Nhà nước giám sát quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và Thông tư này
* Quy trình thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Bước 1.Trong thời hạn tối đa ba mươi ngày làm việc kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tiến hành thanh lý tài sản theo quy định.
Bước 2. Trong thời hạn tối đa ba mươi ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thanh lý, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện các thủ tục kết thúc thanh lý theo quy định.
Bước 3. Trong thời hạn tối đa mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kết thúc thanh lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng có tờ trình, đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định kết thúc thanh lý hoặc có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo, giải trình các vấn đề cần làm rõ liên quan đến quá trình thanh lý. Quyết định kết thúc thanh lý đồng thời là Quyết định chấm dứt hoạt động của Tổ giám sát thanh lý.
Bước 4. Trong thời hạn tối đa mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định kết thúc thanh lý của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng phải tiến hành các thủ tục chấm dứt tư cách pháp nhân và đăng bố cáo theo quy định của pháp luật hiện hành.
* Thời hạn thanh lý:
Thời hạn thanh lý là mười hai tháng kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép có hiệu lực. Quá thời hạn này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa kết thúc thanh lý, phải có văn bản trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước gia hạn thời gian thanh lý (văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do đề nghị gia hạn); thời gian được gia hạn thanh lý mỗi lần không quá mười hai tháng; số lần gia hạn không quá ba lần.
Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị gia hạn thì trước ngày kết thúc thời hạn thanh lý ba mươi ngày, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có văn bản đề nghị gia hạn thời hạn thanh lý gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), trong đó phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản nêu trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị gia hạn thời hạn thanh lý của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
* Các trường hợp kết thúc thanh lý:
– Đã thanh toán hết các khoản nợ cho các chủ nợ theo quy định của pháp luật.
– Được tổ chức tín dụng khác mua lại và chấp thuận thanh toán hết các khoản nợ cho các chủ nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Không có khả năng thanh toán đủ nợ cho các chủ nợ.
– Hết thời hạn thanh lý theo quy định, kể cả thời gian gia hạn (nếu có).
Khi kết thúc thanh lý, Hội đồng thanh lý phải có báo cáo bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đề nghị cho kết thúc thanh lý để tiến hành các thủ tục phá sản theo quy định, riêng đối với hai trường hợp không có khả năng thanh toán đủ nợ và hết thời hạn thanh lý thì còn phải báo cáo kết quả thanh lý bằng văn bản.
3.2. Thanh lý tài sản khi giải thể công ty liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài:
Tóm tắt câu hỏi:
thưa luật sư, cho con hỏi là trong việc thanh lý tài sản khi giải thể công ty liên doanh giữa Viêt Nam và nước ngoài, quyền sử dụng đất có được đem ra định giá và chia đôi không ạ? (dựa theo luật đất đai 1993) Trong trường hợp đất đó hết thời hạn thuê trước khi giải thể, nhưng trước đó đất đó là phần vốn pháp định cty VN góp vào, mình giải quyết như thế nào khi giải thể ạ? Con xin cảm ơn, chúc Luật sư mạnh khỏe và thành công ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 82 Luật đất đai 1993:
“Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sử dụng đất phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.”
Và quy định tại Điều 83 Luật đất đai 1993:
“Thời hạn thuê đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo thời hạn đầu tư quy định tại
Thời hạn thuê đất để xây dựng trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam để sử dụng không quá 99 năm.”
Trường hợp công ty có liên doanh với nước ngoài thì đất có đầu tư để thuê thì sẽ không được tính vào tài sản của công ty và cũng sẽ không được dùng để định giá để chia đôi khi giải thể. Thuê đất có 2 hình thức là thuê đất trả tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê và thuê lần trả tiền hàng năm, việc thuê đất không có nghĩa là công ty có quyền sở hữu, mà đây là nghĩa vụ phải trả nếu thuê đất trả tiền hàng năm, nghĩa vụ này sẽ chấm dứt khi công ty giải thể và không tiếp tục sử dụng mảnh đất đó nữa. Đất cho thuê là đất có thời hạn mà nhà nước giao cho tổ chức có nhu cầu sử dụng nên không được coi là vốn cố định mà công ty có, công ty có quyển chuyển nhượng lại số đất này sau đó chia đều cho hai bên tuy nhiên giá trị sẽ phụ thuộc vào thời hạn sử dụng còn lại của mảnh đất. Ngoài ra, khi thực hiện giải thể công ty bạn phải thực hiện theo đúng quy trình luật định tại Điều 208 Luật doanh nghiệp 2020:
“Việc giải thể doanh nghiệp trong trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 207 của Luật này được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;“
Tức là khi tiến hành giải thể công ty phải thực hiện thanh toán các nghĩa vụ tài chính về các khoản nợ của mình, nếu khi thực hiện xong còn lại tài sản thì mới dùng số tài sản đó để chia đều cho các bên, còn nếu thiếu thì tùy thuộc vào loại hình công ty mà chấm dứt truy cứu nghĩa vụ tài chính hoặc chuyển nghĩa vụ sang các thành viên có vốn góp vào công ty.