Tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do chính người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì mẫu quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở:
TÊN CƠ SỞ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số:…/… | Ngày…tháng…năm… |
QUYẾT ĐỊNH
V/v thành lập Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở
Chức vụ của người đứng đầu (Tổng Giám đốc, Giám đốc…)
– Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy số
– Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, bổ sung năm 2013;
– Căn cứ Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, bổ sung năm 2013 và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
– Căn cứ theo Điều lệ tổ chức, hoạt động của …;
– Xét đề nghị của …
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành lập Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại … gồm có … người (có danh sách đính kèm quyết định này).
Điều 2. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
1. Đề xuất việc ban hành các nội quy, quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thực hiện các nội quy, quy định an toàn trong PCCC.
2. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác phòng cháy và chữa cháy và khắc phục kịp thời những thiếu sót.
3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy, tổ chức xây dựng các phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.
4. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các nội quy, quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy.
5. Tổ chức công tác huấn luyện, bồi dưỡng một số nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy.
6. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra, tham gia chữa cháy ở các địa phương và cơ sở khác khi có yêu cầu.
7. Xây dựng, đề xuất kế hoặc đầu tư hàng năm cho công tác phòng cháy và chữa cháy; tổ chức theo dõi và quản lý các phương tiện, thiết bị chữa cháy của đơn vị.
8. Thực hiện các chế độ thống kê và báo cáo theo quy định.
Điều 3. Các thành viên Đội Phòng cháy và chữa cháy do Ban lãnh đạo doanh nghiệp bố trí, bổ nhiệm theo tiêu chuẩn và điều kiện do pháp luật quy định.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …
Các ông (bà) trong Ban chỉ huy của Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ sở và các thành viên có tên trong danh sách kèm theo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Các phòng, ban liên quan phối hợp cùng Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.
Nơi nhận: -…. | LÃNH ĐẠO CƠ SỞ |
2. Người ra quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở:
Điều 44 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định về việc thành lập, quản lý đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, Điều này quy định về thành lập, quản lý đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành như sau:
– Tại thôn phải thành lập đội dân phòng. Đội dân phòng do chính Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập, quản lý.
– Tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do chính người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.
– Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành là đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức để đáp ứng về những yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý. Ở tại những cơ sở sau đây phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành:
+ Tại cơ sở hạt nhân;
+ Tại cảng hàng không, cảng biển;
+ Tại cơ sở khai thác và chế biến dầu mỏ, khí đốt;
+ Tại cơ sở khai thác than;
+ Tại cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ;
+ Tại các cơ sở khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
– Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành sẽ phải được chính cơ quan ban hành gửi tới cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn đó.
Theo quy định trên thì tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do chính người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng, người ra quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở đó chính là người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó.
3. Nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở:
Căn cứ Điều 45 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật Phòng cháy và chữa cháy thì các nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở bao gồm có:
– Đề xuất về việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng về phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.
– Kiểm tra, đôn đốc về việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Tổ chức việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy. Cụ thể:
+ Nội dung trong huấn luyện:
++ Những văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
++ Lý thuyết về kỹ thuật cá nhân; chiến thuật, kỹ thuật; đội hình chữa cháy, đội hình cứu nạn, cứu hộ; phương án về chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ; quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
++ Lý thuyết về vấn đề công tác chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
++ Thực hành việc huấn luyện thể lực.
++ Thực hành về kỹ thuật cá nhân về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
++ Thực hành về đội hình chữa cháy, đội hình cứu nạn, cứu hộ.
++ Thực hành về kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
++ Thực hành về thao tác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
++ Bổ túc tay lái cho lái xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ; công tác trong sửa chữa phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
+ Địa điểm để huấn luyện:
++ Huấn luyện thường xuyên được thực hiện ở tại địa điểm, trụ sở của đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
++ Huấn luyện định kỳ được thực hiện tập trung tại trung tâm huấn luyện hoặc là ở tại địa điểm, trụ sở của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh.
++ Huấn luyện nâng cao được thực hiện tập trung tại trung tâm huấn luyện của những đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an.
+ Thẩm quyền để kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện:
++ Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thành lập hội đồng kiểm tra, đánh giá về kết quả huấn luyện nâng cao và kiểm tra, đánh giá về kết quả công tác huấn luyện định kỳ, thường xuyên của Công an cấp tỉnh (sau đây sẽ được gọi chung là hội đồng kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện). Thành phần trong hội đồng kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện gồm có: Lãnh đạo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đại diện lãnh đạo của những đơn vị chức năng có liên quan thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do chính Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quyết định.
++ Giám đốc Công an cấp tỉnh thành lập hội đồng kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện định kỳ và kiểm tra, đánh giá về kết quả công tác huấn luyện thường xuyên đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Thành phần trong hội đồng kiểm tra, danh giá kết quả huấn luyện gồm có: Lãnh đạo Công an cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo của những đơn vị chức năng có liên quan thuộc Công an cấp tỉnh do Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định.
– Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện về những nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH năm 2013 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Phòng cháy và chữa cháy.
THAM KHẢO THÊM: