Để tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính thì cần thực hiện thành lập đoàn kiểm tra, giám sát tài chính do Ủy ban kiểm tra quyết định. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về quyết định thành lập đoàn kiểm tra, giám sát tài chính.
Mục lục bài viết
1. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, giám sát tài chính là gì?
Kiểm tra, giám sát là hoạt động không thể thiếu trong tổ chức Đảng. Hoạt động kiểm tra nhằm có những đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết định hoặc vi phạm của các cơ sở Đảng còn hoạt động giám sát nhằm quan sát, theo dõi, xem xét và có những tác động để cơ sở đảng được giám sát chấp hành các quy định về đảng. Do vậy, có thể hiểu việc kiểm tra, giám sát tài chính là hoạt động do chủ thể có thẩm quyền tiến hành để kiểm tra hoạt động tài chính và liên quan đến tài chính của các cơ sở Đảng xem có tuân thủ với quy định của pháp luật hay không.
Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, giám sát tài chính là văn bản do Ủy ban Kiểm tra lập thể hiện quyết định thành lập đoàn hoặc tổ kiểm tra thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính cấp ủy cùng cấp hoặc cấp dưới.
Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, giám sát tài chính được sử dụng để thể hiện quyết định thành lập đoàn kiểm tra, giám sát tài chính của ủy ban kiểm tra. Đây là hoạt động đầu tiên để tiến hành kiểm tra, giám sát tài chính.
Trong Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, giám sát tài chính thể hiện các nội dung như chủ thể ban hành quyết định; các thành viên được chọn trong đoàn kiểm tra, thời điểm, thời gian tiến hành kiểm tra.
2. Mẫu quyết định thành lập đoàn kiểm tra, giám sát tài chính:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐẢNG ỦY ………(1)
ỦY BAN KIỂM TRA
Số: ……..
………, ngày…tháng…năm… (2)
QUYẾT ĐỊNH
(thành lập Đoàn (tổ) kiểm tra tài chính đối với cơ quan tài chính cấp ủy …..)
(bộ phận ngân sách đảng thuộc văn phòng cấp ủy)
– Căn cứ Điều … Chương … Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa …) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra các cấp và Quyết định số …….., ngày ……. của Bộ Chính trị;
– Thực hiện Chương trình công tác kiểm tra, giám sát năm …… của UBKT ….
ỦY BAN KIỂM TRA………(3)
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập Đoàn (tổ) kiểm tra tài chính đối với cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp, gồm các đồng chí: (4)
1. Đ/c …….. Trưởng đoàn (tổ trưởng)
2. Đ/c …….. Thành viên
3. Đ/c …….. Thành viên
Điều 2: Nội dung kiểm tra.
1. Kiểm tra việc chấp hành các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, chế độ, chính sách về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của đảng và Nhà nước trong quá trình hoạt động tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Việc chấp hành sự chỉ đạo, các chủ trương, quy định, quyết định của cấp ủy cấp mình và cơ quan tài chính cấp ủy cấp trên.
3. Việc tham mưu cho cấp ủy quyết định các chủ trương, chính sách, chế độ thu chi, quản lý tài chính và tài sản của đảng; giúp cấp ủy lập dự toán ngân sách, quản lý thực hiện ngân sách, báo cáo phê duyệt thanh quyết toán tài chính
4. Việc chấp hành các quy định của Luật kế toán,
– Mốc thời gian kiểm tra: Từ ……. đến ……. (5)
– Thời gian kiểm tra bắt đầu từ ngày…tháng….năm…..(6)
Điều 3: Giao cho Đoàn (tổ) kiểm tra có nhiệm vụ lập kế hoạch về thời gian, xác định nội dung cụ thể để tiến hành kiểm tra theo quy định và báo cáo Ủy ban Kiểm tra ….. xem xét, kết luận.
Tổ chức đảng được kiểm tra xây dựng báo cáo (bằng văn bản) theo nội dung kiểm tra. Các tổ chức đảng, các cơ quan và cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu yêu cầu của đoàn (tổ).
Điều 4: Tổ chức đảng được kiểm tra, các tổ chức đảng có liên quan, các đồng chí có tên tại điều 1 có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
– ………{để b/cáo}
– Như điều 4;
– Lưu HS- VP.
T/M ỦY BAN KIỂM TRA
(Ký rõ họ, tên)
3. Soạn thảo Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, giám sát tài chính:
(1) Ghi tên đảng ủy
(2) Ghi địa danh, ngày tháng năm ra quyết định
(3) Ghi tên Ủy ban kiểm tra ra quyết định
(4) Ghi thành phần của đoàn kiểm tra được quyết định thành lập
(5) Ghi thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc kiểm tra
(6) Ghi thời điểm bắt đầu kiểm tra
4. Quy định về hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính:
Hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính được quy định trong Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng. Hoạt động kiểm tra tài chính được chia thành hoạt động kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và kiểm tra tài chính của cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp. Với mỗi chủ thể được kiểm tra khác nhau thì nội dung kiểm tra sẽ khác nhau. Đối với hai hoạt động kiểm tra tài chính riêng biệt như vậy, thì có thể thấy đối tượng kiểm tra đó chính là cấp ủy cấp dưới và cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp. Tuy nhiên, nếu xem xét cần thiết kiểm tra tài chính thì có thể tiến hành kiểm tra tài chính các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trực thuộc cấp ủy cùng cấp.
Cụ thể, thì trong hoạt động kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới, thì chủ thể thực hiện hoạt động kiểm tra việc ban hành các chủ trương, quy định, quyết định về tài chính, tài sản của cấp ủy; kiểm tra việc chấp hành và chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới cụ thể là các cơ quan tài chính của cấp ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp và cấp ủy cấp dưới, chi tiết của hoạt động này là xem các cơ quan trên có nghiệm túc chấp hành các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, chính sách, các chế độ, nguyên tắc về tài chính, tài sản của Đảng và Nhà nước hay không. Bên cạnh đó, chủ thể thực hiện hoạt động kiểm tra còn tiến hành kiểm tra việc các cấp ủy cấp dưới chấp hành các quy định về chế độ kế toán, chứng từ; chấp hành các quy định về thanh quyết toán, chi tiêu tài chính, quản lý tài sản của Đảng; và kiểm tra xem các cơ quan này tiến hành kiểm tra tài chính đối với tổ chức đảng trực thuộc như thế nào.
Còn trong hoạt động kiểm tra tài chính đối với cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp thì chủ thể có thẩm quyền kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra việc chấp hành các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, chế độ, chính sách về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Đảng và Nhà nước trong cơ quan tài chính được kiểm tra. Bên cạnh đó là kiểm tra xem cơ quan chấp hành sự chỉ đạo, các chủ trương, quy định, quyết định của cấp ủy cấp mình và cơ quan tài chính cấp ủy cấp trên như thế nào. Các cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp còn có nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy quyết định các chủ trương, chính sách, chế độ thu chi, quản lý tài chính, tài sản của Đảng và Nhà nước, do vậy, đây cũng là một trong những đối tượng được kiểm tra. Và hoạt động hướng dẫn và kiểm tra về nghiệp vụ công tác tài chính đối với cơ quan tài chính cấp ủy cấp dưới cũng là hoạt động thuộc đối tượng kiểm tra tài chính do cơ quan cấp ủy cùng cấp tiến hành.
Chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra đó chính là Ủy ban kiểm tra. Ủy ban kiểm tra hiện nay được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, cụ thể bao gồm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy thuộc Trung ương; Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương; Ủy ban Kiểm tra Công an Trung ương; Ủy ban Kiểm tra của Đảng ủy Ngoài nước; Ủy ban kiểm tra của cấp ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban kiểm tra đảng ủy cấp trên cơ sở; Ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở. Tuy nhiên, Đảng ủy bộ phận, chi bộ không lập ủy ban kiểm tra mà tập thể cấp ủy, chi bộ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và phân công một cấp ủy viên phụ trách.
Ủy ban kiểm tra thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát thì còn có các cơ quan đóng vai trò tham mưu, giúp việc của cấp ủy như chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở,….. Còn chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động kiểm tra chính là các thành viên trong ban cán sự đảng, đoàn.
Tuy nhiên, trong các trường hợp kiểm tra, giám sát tài chính đối với những khoản do ngân sách nhà nước trực tiếp cấp, thì ủy ban kiểm tra và cơ quan tài chính cấp ủy có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng nhà nước tổ chức kiểm tra, giám sát đối với khoản ngân sách đó. Và hoạt động kiểm tra về nội dung kiểm tra thu, nộp đảng phí chủ thể chủ yếu tiến hành là đảng ủy cơ sở.
* Cơ sở pháp lý
Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.