Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thì các chương trình, dự án đầu tư cũng ngày được chú trọng hơn. Trong số đó phải kể đến chương trình, dự án ODA đầu tư, vậy cụ thể chương trình, dự án ODA đầu tư là gì? Quyết định thành lập Ban quản lý chương trình, dự án ODA đầu tư được quy định thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định thành lập Ban quản lý chương trình, dự án ODA đầu tư là gì?
- 2 2. Quyết định thành lập Ban quản lý chương trình, dự án ODA đầu tư:
- 3 3. Hướng dẫn làm Quyết định thành lập Ban quản lý chương trình, dự án ODA đầu tư:
- 4 4. Ưu và nhược điểm của ODA:
- 5 5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam:
1. Quyết định thành lập Ban quản lý chương trình, dự án ODA đầu tư là gì?
Vốn ODA là nguồn tiền mà chính phủ, các cơ quan chính thức các nước hoặc các tổ chức phi chính phủ, quốc tế cho các nước đang và kém phát triển vay để phát triển kinh tế – xã hội.
Vốn hợp tác phát triển chính thức (ODA) là viện trợ không hoàn lại hoặc hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi (cho vay lãi suất thấp) của chính phủ, cơ quan thuộc Liên hợp quốc, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB), được gọi chung là các đối tác nước ngoài dành cho chính phủ và nhân dân các nước nhận viện trợ.
Mẫu Quyết định thành lập Ban quản lý chương trình, dự án ODA đầu tư là biểu mẫu tài liệu các bạn có thể tham khảo, nghiên cứu, áp dụng khi cần soạn thảo các văn bản, biểu mẫu thành lập Ban quản lý các chương trình, dự án xây dựng, công trình.
2. Quyết định thành lập Ban quản lý chương trình, dự án ODA đầu tư:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÊN CHỦ DỰ ÁN>
Số:………./QĐ-
………., ngày…… tháng…… năm……
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập Ban quản lý chương trình, dự án ODA đầu tư
<Tên Chương trình, Dự án>
<THỦ TRƯỞNG CHỦ DỰ ÁN>
Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Thông tư số……/2007/TT-BKH ngày…….. tháng…… năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý chương trình, dự án ODA;
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của <Chủ dự án>;
Căn cứ vào Quyết định đầu tư của Chương trình, Dự án <Tên Chương trình, dự án> số….. của <Cơ quan có thẩm quyền> ngày….. tháng….. năm…..;
Xét đề nghị của <Trưởng phòng Tổ chức Chủ dự án> về việc thành lập Ban quản lý chương trình, dự án đầu tư (Ban QLDA),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban QLDA (Ban QLDA) <tên Chương trình, Dự án bằng tiếng Việt và tiếng Anh> do <tên nhà tài trợ> tài trợ. Chương trình, Dự án có tổng vốn <vốn ODA và vốn đối ứng>, thực hiện trong thời gian từ ngày…. tháng…. năm…. đến ngày…. tháng…. năm….
Điều 2. Ban QLDA có nhiệm vụ quản lý thực hiện Chương trình, Dự án theo đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng và nguồn lực nêu trong văn kiện chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và Điều ước quốc tế về ODA ký kết với nhà tài trợ.
Điều 3. Ban QLDA được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại, được phép sử dụng con dấu riêng (hoặc sử dụng con dấu Chủ dự án) để phục vụ cho việc thực hiện Chương trình, Dự án phù hợp với quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế cụ thể về ODA đã ký kết.
Điều 4. Bổ nhiệm Ông/Bà…… là Giám đốc Ban QLDA.
Điều 5. Bổ nhiệm Ông/Bà……. là Phó Giám đốc Ban QLDA (nếu có).
Điều 6. Bổ nhiệm Ông/Bà…… là Kế toán trưởng/Kế toán dự án.
Điều 7. Giám đốc Ban QLDA có trách nhiệm xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban QLDA <Tên Chương trình, Dự án> trình <Chủ dự án> phê duyệt trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi Quyết định này có hiệu lực.
Điều 8. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giám đốc Ban QLDA, Thủ trưởng các đơn vị liên quan của Chủ dự án có trách nhiệm thi hành quyết định này.
<QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ>
<Chữ ký, dấu>
3. Hướng dẫn làm Quyết định thành lập Ban quản lý chương trình, dự án ODA đầu tư:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong Mẫu Quyết định thành lập Ban quản lý chương trình, dự án ODA đầu tư
* Ghi chú: (*) Theo quy định tại Điểm d, Khoản 3.1, Điều 3, Mục III, Thông tư số…../TT-BKH ngày……. tháng…… năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án ODA
– Ghi rõ chức vụ và quyền hạn của người ký
4. Ưu và nhược điểm của ODA:
4.1. Ưu điểm của ODA:
– Nguồn ODA giúp ta phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục, giúp cho kinh tế phát triển theo quy định
– Ưu điểm nữa đó là có Lãi suất thấp (dưới 3%, trung bình từ 1-2%/năm)
– Về Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm) cũng là một ưu điểm với các lợi thế nhất định
– Lợi thế cuối cùng đó là Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA.
4.2. Nhược điểm của ODA:
– Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh – quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị… Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế – chính trị – xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).Ví dụ:
– Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao.
– Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới).
– Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất.
– Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.
– Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp… có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.
Ví dụ: Trong các dự án ODA thì phần trả cho các thiết bị và chuyên gia nước tài trợ chiếm hơn 90% nguồn vốn và đối với Nguồn vốn ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đã các sảm phẩm của họ. Cụ thế là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hóa, dịch vụ do họ sản xuất theo quy định
5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam:
Giải pháp thứ nhất là nhận thức đúng đắn về bản chất nguồn vốn ODA với 2 mặt chính trị và kinh tế gắn kết chặt chẽ với nhau để trên cơ sở đó khai thác tác động tích cực về chính trị và kinh tế của vốn ODA có lợi cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
Giải pháp thứ hai đó là tăng cường vốn đối ứng, đặc biệt vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư đối với các dự án đầu tư xây dựng.
Giải pháp thứ ba, nâng cao hơn nữa vai trò làm chủ và tinh thần trách nhiệm của nhiều cơ quan chủ quản, chủ dự án và đề cao tính minh bạch trong quản lý, sử dụng ODA, cụ thể:
Bốn là, việc hợp tác công-tư (PPP) cụ thể dó là Hướng đi mới để thu hút đầu tư và sử dụng nguồn vốn ODA một cách hiệu quả. Theo đó, Nhà nước nên khuyến khích tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dự án dịch vụ hoặc công trình công cộng của Nhà nước có sử dụng vốn ODA làm hạt nhân thực hiện.
Năm đó là việc xây dựng hành lang và khuôn khổ pháp lý về quản lý nguồn vốn ODA một cách đồng bộ và minh bạch.
Sáu là, việc tăng cường công tác theo dõi và đánh giá nguồn vốn ODA để bảo đảm mục tiêu an toàn nợ theo quy định
Như vậy có thể kết luận Để bảo đảm an toàn nợ bền vững trước khi ra quyết định, cần tăng cường hơn nữa công tác giám sát của Quốc hội, chỉ ra những khiếm khuyết trong sử dụng viện trợ của những nhóm lợi ích cả trong và nước ngoài, và các nhà tài trợ; phân tích những mặt lợi, bất lợi của vốn ODA từ đó đề xuất kiến nghị bảo đảm việc sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả tốt nhất
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu Quyết định thành lập Ban quản lý chương trình, dự án ODA đầu tư chi tiết nhất và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: