Hiện nay, để thực hiện được việc tạm giữ tang vật phương tiện thì cơ quan có thẩm quyền cần ra quyết định tạm giữ tang vật phương tiện theo thủ tục hành chính và mẫu quyết định tạm giữ tang vật phương tiện này có nội dung được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định tạm giữ tang vật phương tiện theo thủ tục hành chính là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định tạm giữ tang vật phương tiện theo thủ tục hành chính:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định tạm giữ tang vật phương tiện theo thủ tục hành chính:
- 4 4. Một số quy định tạm giữ tang vật phương tiện theo thủ tục hành chính:
1. Mẫu quyết định tạm giữ tang vật phương tiện theo thủ tục hành chính là gì?
Căn cứ theo quy định cụ thể Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện có hành vi vi phạm hành chính thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được phép giữ tang vật, phương tiện của cá nhân, tổ chức được phép áp dụng trong trường hơp cần thiết mà pháp luật hiện hành quy định. Trong đó, việc tạm giữ phương tiện, tang vật được xác định nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi vi phạm hành chính khác nữa mà đối tượng này có thể tiếu tục gây ra nếu cơ quan có thẩm quyền không thực hiện việc tạm giữ phương tiên, tang vật thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội mà không lường trước được.
Mẫu quyết định tạm giữ tang vật phương tiện theo thủ tục hành chính là mẫu quyết định được cơ quan có thẩm quyền lập ra để quyết định về việc tạm giữ những tang vật, phương tiện, giấp phép, chứng chỉ theo thủ tục hành chính. Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 155/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính hải quan.
Mẫu quyết định tạm giữ tang vật phương tiện theo thủ tục hành chính được cơ quan có thẩm quyền tạo lập với mục đích thể hiện ý chí trong việc quyết định về việc tạm giữ những tang vật, phương tiện, giấp phép, chứng chỉ theo thủ tục hành chính. Mẫu quyết định này là cơ sở đẻ người thực hiện việc thu giữ tang vật phương tiện theo thủ tục hành chính dựa vào đó để thực hiện việc tạm giữ tang vật phương tiện một cách thuận tiện hơn và đúng với quy định của pháp luật.
2. Mẫu quyết định tạm giữ tang vật phương tiện theo thủ tục hành chính:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
……(1)
….
——-
Số: …../QĐ-(2)
…..(3), ngày……tháng…..năm…..
QUYẾT ĐỊNH
Tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
……(4)
Căn cứ Điều 119 và Điều 125
Xét cần phải áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan để (5) …..
Tôi …. Chức vụ: ….. Đơn vị: ….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề vi phạm hành chính của:
Ông (bà)/Tổ chức:(6) …..
Năm sinh …. Quốc tịch ….
Địa chỉ: ….
Nghề nghiệp/ lĩnh vực hoạt động: ….
Giấy CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước số: …. Ngày cấp …. Nơi cấp …
Quyết định thành lập/ Giấy chứng nhận ĐKKD (hoặc ĐKDN) số: ….
Ngày cấp …. Nơi cấp ….
Những tài liệu, tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề vi phạm hành chính về hải quan sau đây bị tạm giữ(7):
STT | Tên tài liệu, tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ | Đơn vị tính | Số lượng, khối lượng, trọng lượng | Đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề | Ghi chú |
Điều 2. Thời hạn tạm giữ tính từ ngày …. tháng …. năm …. đến ngày …. tháng …. năm (8) …..
Địa điểm tạm giữ: ….
Điều 3. Việc tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề vi phạm hành chính được lập biên bản (kèm theo Quyết định này).
Điều 4. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, được giao cho:
1. Ông (bà)/Tổ chức …. để chấp hành. Ông (bà)/Tổ chức có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi (9)…;
3 Gửi ….;
Nơi nhận:
– Như Điều 4 ….bản;
– …. bản;
– Lưu: ….bản.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định tạm giữ tang vật phương tiện theo thủ tục hành chính:
(1) Dòng trên ghi tên cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, dòng dưới ghi tên cơ quan ra quyết định;
(2) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan ban hành Quyết định;
(3) Ghi địa danh hành chính;
(4) Ghi thẩm quyền ban hành quyết định;
(5) Ghi rõ lý do tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc Điều 90 Luật quản lý thuế (như xác minh tình tiết làm rõ căn cứ ra quyết định xử phạt hoặc ngăn chặn hành vi vi phạm,…);
(6) Ghi tên cá nhân, tổ chức có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ;
(7) Nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nhiều thì lập bảng thống kê như mẫu đính kèm Quyết định; và danh mục phải có đầy đủ chữ ký của những người có tên trong biên bản này; ghi rõ những tang vật, phương tiện phải niêm phong.
(8) Ghi thời hạn tạm giữ theo quy định tại Điều 125
(9) Trường hợp người quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012 thì QĐ này phải được gửi để báo cáo thủ trưởng của người ra quyết định tạm giữ.
4. Một số quy định tạm giữ tang vật phương tiện theo thủ tục hành chính:
Khi có hành vi vi phạm hành chính thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được phép giữ tang vật, phương tiện của cá nhân, tổ chức được phép áp dụng trong trường hơp cần thiết mà pháp luật quy định cụ thể Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Đối với những tang vật và phương tiện mà được cơ quan có thẩm quyền xác định là nó có những tình tiết để làm căn cứ cho việc đưa ra quyết định xử lý vi phạm hành chính của chủ thể vi phạm. Ngoài ra trường hợp cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tạm giữ tang vật, phương tiện đó để nhằm định giá được giá trị tang vật vi phạm từ đó làm căn cứ để xác định mức tiền phạt theo quy định của Luật xử phạt hành chính theo khung nào đối với lỗ vi phạm mà tang vật và phương tiện đó gây ra, mặt khác cũng như xác định thẩm quyền thuộc ai ra
Bên cạnh đó việc tạm giữ tang vật, phương tiên còn được tạm giữ nhằm đảm bảo thực hiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra. Tuy nhiên, việc tạm giữ phương tiện, tang vật còn nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi vi phạm hành chính khác tiếp theo sau đó có thể xảy ra nếu không thực hiện việc tạm giữ phương tiên, tang vật thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội mà không lường trước được.
Dựa trên quy định của pháp luật hiện hành để xác định về thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện. Đối với trường hợp phải tạm giữ tang vật, phương tiện theo quy định của pháp luật thì ngươi có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu cũng như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chủ thể đó sẽ có thẩm quyền đưa ra quyết đinh tạm giữ phương tiện, tang vật đã được sử dụng để vi phạm hành chính. Ngoài ra khi đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật thực hiện hay có dấu hiệu tẩu tán, tiêu hủy tang vật thì cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, kiểm lâm viên, bộ đội biên phòng, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải thực hiện viêc tạm giữ ngay phương tiện, tang vật mà có nguy cơ tiêu hủy hay tẩu tán đó.
Sóng với đó thì pháp luật cũng quy định về việc phương tiện, tang vật bị tạm giữ và tịch thu để đảm bảo được trách nhiệm đối với việc hư hỏng của chủ tài sản và cơ quan có thẩm quyền thì phiên tiện phải được niêm phong khi tạm giữ thì việc niêm phong đó phải được thực hiện ngay trước mặt chủ thể có hành vi vi phạm, nếu không có người có hành vi vi phạm hành chính thì phải được thực hiện niêm phong ngay trước mặt người thân, gia đình người đó, nếu không có người thân người đó thì trước đại diện chính quyền địa phương hoặc là người chứng kiến sự việc đó để tránh tình trạng không ai chịu trách nhiệm về sự hư hỏng của phương tiên, để tránh những rắc rối sau này vief việc thiếu trách nhiệm khi cơ quan có thẩm quyền tịch thu, tạm giữ tang vật, phương tiện mà không niêm phong.
Như vậy, để hợp pháp theo đúng trình tự thủ tục mà pháp luât quy định thì việc tạm giữ phương tiện và tang vật đó phải có quyết định bằng văn bản và quyết định này phải được lập thành hai bản và phải được giao cho chủ thể vi phạm một bản để làm căn cứ xác mình về hành vi vi phạm đó. Không những thế mà đối với những trường hợp phải áp dụng hình thức xử phạt nặng hơn như: tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề thì cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật này có thể tạm giữ để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt, việc tạm giữ này sẽ không gây ảnh hưởng đến quyền sử dụng những giấy tờ đó.
Cơ sở pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012