Truy tố là một thủ tục trong tố tụng hình sự, mà kết quả của thủ tục này chính là việc Viện kiểm sát ban hành các quyết định theo luật định. Trong các quyết định đó thì Quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can là một trong các loại quyết định mà Viện kiểm sát phải ban hành. Vậy, Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can là gì, vai trò của quyết định này như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can (136/HS) là gì?
Tại Điều 247
Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án trong các trường hợp:
– Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ vụ án trước khi hết thời hạn quyết định việc truy tố;
– Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố; trong trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can được thực hiện theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này;
– Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp mà chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp tiếp tục tiến hành cho đến khi có kết quả.
Như vậy, thì Viện trưởng Viện Kiểm sát có quyền ra quyết định tạm đình chỉ vụ án trong ba trường hợp đó. Cần lưu ý trong trường hợp thứ nhất, thì khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ vụ án hước khi hết thời hạn quyết định việc truy tố. Đây là trường hợp sau khi hồ sơ vụ án đã chuyển sang Viện Kiểm sát, Kiểm sát viên phát hiện bị can có những biểu hiện của bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác, Kiểm sát viên phải đề xuất với Viện trưởng Viện Kiểm sát để Viện trưởng ra quyết định trưng cầu giám định. Quyết định tạm đình chỉ vụ án chỉ được ra sau khi có kết luận giám định tư pháp. Cùng với việc ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, Viện Kiểm sát còn ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can không có năng lực trách nhiệm hình sự được tạm đình chỉ.
Đối với trường hợp bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu hoặc chờ kết quả trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp thì trước khi hết thời hạn quyết định việc truy tố, Viện kiểm sát xem xét việc quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố.
Trong các trường hợp quyết định tạm đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát phải xem xét quyết định việc quản lý, xử lý vật chứng, tài liệu, …. tạm giữ; xem xét việc áp dụng, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, …. và việc đôn đốc khắc phục lý do tạm đình chỉ.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can thì tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can. Khi đó, Viện kiểm sát phải tiến hành lập hồ sơ vụ án tạm đình chỉ ở giai đoạn truy tố đối với từng bị can; trong hồ sơ được lập này gồm các quyết định tố tụng, tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án có liên quan đến bị can tạm đình chỉ. Các văn bản trong hồ sơ phải là bản gốc hoặc bản sao y bản chính.
Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can, Viện kiểm sát chỉ áp dụng các biện pháp để giải quyết lý do tạm đình chỉ. Trường hợp tạm đình chỉ vụ án do bị can bỏ trốn trong trường hợp đình chỉ theo quy định tại điểm b, Khoản 1 Điều 247 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì sau khi truy nã bắt được bị can, Cơ quan điều tra đã thụ lý vụ án kịp thời
Khi có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án ví dụ như bị can được chữa khỏi bệnh, bắt được bị can, có kết quả giám định,… và vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Còn trong trường hợp vụ án tạm đình chỉ nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự mà không có lý do để hủy quyết định đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra ngay quyết định đình chỉ vụ án.
Như vậy, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can là quyết định do Viện kiểm sát ban hành nhằm tạm ngừng việc tiến hành tố tụng đối với từng bị can Viện Kiểm sát có quyền quyết định tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố trong các trường hợp được quy định tại Điều 247 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can (136/HS) được dùng để Viện kiểm sát thể hiện quyết định tạm ngừng việc tiến hành tố tụng đối với bị can được quyết định cho tạm đình chỉ. Đây cũng là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền liên quan thực hiện nhiệm vụ của mình theo quy định.
Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can phải ghi rõ lý do , căn cứ tạm đình chỉ vụ án , các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể đó là các nội dung mà một quyết định phải có như Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành quyết định; căn cứ ban hành quyết định; nội dung của quyết định; và họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành quyết định và đóng dấu.
2. Mẫu Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can (136/HS):
Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can (136/HS) được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09 tháng 01 năm 2018 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố. Mẫu Quyết định như sau:
Mẫu số 136/HS
Theo QĐ số 15 ngày 09
tháng 01 năm 2018
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________
VIỆN KIỂM SÁT [1] …
[2]…………
___________
Số:…../QĐ-VKS…-…[3]
…………, ngày……… tháng……… năm 20……
QUYẾT ĐỊNH
TẠM ĐÌNH CHỈ VỤ ÁN ĐỐI VỚI BỊ CAN
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……..
Căn cứ các điều 41, 236, 240 và 247 [4] Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số…… ngày…… tháng…… năm…….. của [5]…… và Quyết định khởi tố bị can số…… ngày…… tháng…… năm……… của [6]…… đối với [7]…….. về tội…… quy định tại khoản…… Điều…… Bộ luật Hình sự
Xét thấy [8]……,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm đình chỉ vụ án đối với [9]:
Họ và tên: ……….. Giới tính:
Tên gọi khác:
Sinh ngày ………. tháng ……… năm ………. tại
Quốc tịch: …….; Dân tộc: ….; Tôn giáo:
Nghề nghiệp:
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày……… tháng ….. năm ……… Nơi cấp:
Nơi cư trú:
Điều 2. Yêu cầu [10]………… thực hiện Quyết định này theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./.
Nơi nhận:
– Cơ quan điều tra;
– VKS cấp trên;
-………..;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG [11]
(Ký tên, đóng dấu)
3. Soạn thảo Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can (136/HS):
Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can (136/HS) được hướng dẫn soạn thảo như sau:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Trường hợp quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can là pháp nhân thương mại thì bổ sung căn cứ Điều 443 BLTTHS
[5] Ghi tên cơ quan ra Quyết định khởi tố vụ án
[6] Ghi tên cơ quan ra Quyết định khởi tố bị can
[7] Ghi tên người, pháp nhân thương mại phạm tội
[8] Lý do ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can theo quy định tại khoản 1 Điều 247 BLTTHS
[9] Trường hợp tạm đình chỉ vụ án đối với bị can là pháp nhân thương mại thì ghi đầy đủ thông tin về pháp nhân thương mại (gồm: tên pháp nhân, địa chỉ đặt trụ sở chính, số đăng ký kinh doanh, quốc tịch, họ tên người đại diện theo pháp luật,…)
[10] Ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
[11] Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:
“KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
* Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
– Thông tư liên tịch số 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP ngày 01 tháng 6 năm 2020 do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án
– Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09 tháng 01 năm 2018 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố.