Để có thể thực hiện giải quyết giám đốc thẩm hình sự, thì Tòa án giải quyết phải biết được hồ sơ vụ án hình sự trước đó để xem xét, nghiên cứu. Khi đó cần phải thực hiện rút hồ sơ vụ án hình sự.
Mục lục bài viết
1. Mẫu Quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự là gì?
Quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự là văn bản do Tòa án có thẩm quyền lập khi thực hiện hoạt động rút hồ sơ vụ án hình sự để phục vụ cho hoạt động giải quyết giám đốc thẩm vụ án hình sự
Quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự được dùng để thể hiện ý chí rút hồ sơ vụ án hình sự đã được xét xử trước đó lên cấp Tòa án giải quyết giám đốc thẩm vụ án hình sự, quyết định này mang tính quyền lực giữa cơ quan Tòa án cấp trên và cơ quan Tòa án cấp dưới.
2. Mẫu Quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự và soạn thảo Quyết định:
Quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự là mẫu số 54-HS trong Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
RÚT HỒ SƠ VỤ ÁN HÌNH SỰ
TÒA ÁN (3)……
Căn cứ Điều 376 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Để có tài liệu nghiên cứu giám đốc việc xét xử,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Rút hồ sơ vụ án thụ lý số: (4)……do Tòa án (5)….. xét xử bị cáo (6)…….tại Bản án (Quyết định) số: (7)……..về tội (8)…….theo quy định tại (9)…….
Điều 2. Đề nghị Tòa án (10)……..chuyển hồ sơ vụ án nêu trên đến Tòa án (11)…….trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Ghi chú:
– Nếu hồ sơ vụ án đã được chuyển cho cơ quan khác thì thông báo bằng văn bản cho Tòa án (12)……. để theo dõi.
– Đề nghị gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án (13)……
Nơi nhận:
– TA (15)…… (để thực hiện);
– Đ/c Chánh án (hoặc đ/c Phó Chánh án
được phân công phụ trách) (16)……. (để báo cáo);
– VKS (17)……. (để biết);
– Lưu……
(14) …………….
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
* Soạn thảo Quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự
Quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự mẫu số 54-HS được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:
(1), (3), (11), (12) và (16) ghi tên Tòa án ra quyết định.
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 01/2017/QĐ-TA).
(4) ghi cụ thể số, ký hiệu và ngày, tháng, năm vụ án thụ lý (ví dụ:168/2017/TLPT-HS ngày 28-6-2017).
(5), (10) và (15) ghi tên Tòa án đã xét xử và ra bản án (quyết định) có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
(6) nếu bị cáo là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó, nếu bị cáo là pháp nhân thương mại thì ghi tên pháp nhân thương mại đó và tên người đại diện theo pháp luật. Nếu vụ án có nhiều bị cáo thì ghi rõ họ tên bị cáo đầu vụ và đồng phạm (ví dụ: Nguyễn Văn A và đồng phạm).
(7) ghi cụ thể số và ký hiệu Bản án, Quyết định (ví dụ: 168/2017/HSST-QĐ ngày 03 tháng 6 năm 2017).
(8) ghi tội danh bị cáo bị xét xử.
(9) ghi cụ thể điểm, khoản, điều nào của Bộ luật Hình sự.
(13) ghi tên Tòa án ra quyết định và đơn vị, phòng chức năng có thẩm quyền.
(14) ghi chức vụ của người có thẩm quyền ký rút hồ sơ.
(17) ghi tên Viện kiểm sát cùng cấp; nếu là Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thì phải ghi tên Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng hoặc Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Quy định về việc chuyển hồ sơ vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm:
Giám đốc thẩm là một thủ tục tố tụng đặc biệt nhằm xem xét lại tính đúng đắn của bán án, quyết định của Tòa án bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của cơ quan tổ chức và của Nhà nước. Giám đốc thẩm như một công cụ hữu hiệu để khắc phục và sửa chữa những sai lầm trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự là thủ tục Tòa án có thẩm quyền xét lại những bản án hoặc quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị người có thẩm quyền kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án nhằm đảm bảo pháp luật được áp dụng đúng đắn và thống nhất. Từ đó có thể thấy thủ tục giám đốc thẩm chỉ phát sinh khi có kháng nghị giám đốc thẩm của người có thẩm quyền.
Tại
“Điều 376. Chuyển hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Trường hợp cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản để Tòa án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ án.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án, Viện kiểm sát đã yêu cầu.
2. Trường hợp Tòa án và Viện kiểm sát cùng có văn bản yêu cầu thì Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án chuyển hồ sơ cho cơ quan yêu cầu trước và thông báo cho cơ quan yêu cầu sau biết.”
Như vậy, có thể thấy chủ thể có thẩm quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ vụ án hình sự đó chính là Tòa án, Viện Kiểm sát có thẩm quyền xem xét kháng nghị, cụ thể ở đây đó chính là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tối cao Tòa án quân sự cấp quân khu, tương ứng với đó là Viện Kiểm sát. Khi nhận được yêu cầu cung cấp hồ sơ vụ án thì Tòa án nhận được yêu cầu- tức Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án có nghĩa vụ chuyển hồ sơ vụ án trong vòng 07 ngày tính từ khi Tòa án nhận được yêu cầu. Tòa án sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan yêu cầu trước về việc chuyển hồ sơ trong trường hợp các Tòa án và Viện Kiểm sát cùng yêu cầu chuyển hồ sơ, bên cạnh đó thì Tòa án cũng cần phải có thông báo gửi cho bên còn lại biết về việc hồ sơ đã được chuyển cho cơ quan khác.
Sau khi nhận được hồ sơ vụ án hình sự, các cơ quan trên sẽ tiến hành xem xét để ra quyết định giám đốc thẩm. Khi đó, các cơ quan này cần tiến hành tạm đình chỉ thi hành bản bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm để kịp thời dừng lại hoạt động thi hành bản án, quyết định đó. Về nội dung của Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm được quy định tại Điều 378 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Đây là quy định mới bổ sung, cụ thể hóa những nội dung trong kháng nghị giám đốc thẩm. Điều luật quy định quyết định kháng nghị phải đưa ra nhận xét, phân tích những vi phạm pháp luật, sai ầm của bán án, quyết định bị kháng nghị cũng như đưa ra các căn cứ pháp luật để quyết định việc kháng nghị. Thông qua đó, giúp cho các thành viên của Hội đồng xét xử dễ dàng xác định phạm vi của giám đốc thẩm, các căn cứ kháng nghị cũng như các yêu cầu của người kháng nghị, từ đó cân nhắc quyết định việc chấp nhận hay không chấp nhận kháng nghị giám đốc thẩm.
Quyết định kháng nghị sẽ được gửi cho các chủ thể theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Tố tụng hình sự. Đây chính là những chủ thể có liên quan, có khả năng bị tác động bởi kháng nghị giám đốc thẩm, nên họ đều có quyền nhận quyết định kháng nghị giám đốc thẩm và người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi cho họ quyết định đó. So với quy định tại Khoản 1 Điều 277