Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc xem xét và phê duyệt các phương án, kế hoạch được trình lên và đưa ra quyết định phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển khi kế hoạch đạt yêu cầu để doanh nghiệp phá vỡ tàu biển thực hiện phá dỡ tàu biển.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển là gì, mục đích của mẫu quyết định?
Phá dỡ tàu biển là hoạt động tháo dỡ toàn bộ cấu trúc tàu biển tại cơ sở phá dỡ tàu biển khi có quyết định phá dỡ tàu biển, việc phá dỡ được thực hiện ngay sau khi có quyết định phá dỡ.
Cơ sở phá dỡ tàu biển là khu vực chuyên dụng để phá dỡ tàu biển.
Việc phá dỡ tàu biển còn có cả hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, an toàn phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Mẫu quyết định phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển là văn bản quyết định do Cục trưởng cục hàng hải Việt Nam lập ra để quyết định về việc phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển, nội dung của bản quyết định nêu rõ thông tin của tài biển, thông tin của cơ sở thực hiện phá dỡ tàu biển và nội dung kế hoạch phá dỡ…
Mục đích của mẫu quyết định phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển: khi kế hoạch phá dỡ tàu biển của doanh nghiệp phá dỡ tàu biển lập ra và được gửi đến cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét và quyết định phê duyệt đối với phương án phá dỡ tàu biển mà doanh nghiệp xây dựng. Khi đồng ý phê duyệt, Cục trưởng cục hàng hải Việt Nam sử dụng mẫu quyết định phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển nhằm mục đích phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển.
2. Mẫu quyết định phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển:
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
——–
Số: …./QĐ-CHHVN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
..(1)….., ngày… tháng… năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
(Phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển)
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Căn cứ………….
Căn cứ……………..
Theo đề nghị của……………….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
1. Quyết định phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển đối với tàu biển có thông số kỹ thuật cụ thể như sau: (2)
a) Tên tàu biển:…………
b) Quốc tịch tàu biển:……..
c) Loại tàu biển:……………
d) Trọng tải tàu biển:…………….
đ) Chủ tàu:…………..
2. Tàu biển nêu trên được phép vào cơ sở phá dỡ tàu biển sau đây để thực hiện phá dỡ: (3)
a) Tên doanh nghiệp phá dỡ tàu biển:……………. có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: ngày tháng năm nơi cấp:…………
b) Người đại diện theo pháp luật:
c) Địa chỉ:………….
d) Tên cơ sở phá dỡ:…………….
đ) Địa điểm cơ sở phá dỡ:…………….
e) Giới hạn trọng tải của tàu biển được phép vào cơ sở phá dỡ tàu biển:
g) Loại tàu được phép vào cơ sở phá dỡ:……….
Điều 2.
Cảng vụ Hàng hải.(4)……………. có trách nhiệm sau đây:
1. Quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải tại khu vực Cảng biển…. và được thu các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
2. Căn cứ điều kiện thực tế của cơ sở phá dỡ, giới hạn độ sâu vùng nước, luồng cảng biển và các quy định có liên quan của pháp luật để cho phép tàu vào phá dỡ bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Điều 3.
Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển căn cứ quy định của Quyết định này, các quy định có liên quan của pháp luật và điều kiện hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển để tổ chức phá dỡ tàu biển bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động và phòng ngừa ô nhiễm môi trường và nộp các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Điều 4.
Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan căn cứ quy định của Quyết định này, các quy định có liên quan của pháp luật để tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong khu vực Cảng biển………..
Điều 5.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 6.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Trưởng các Phòng liên quan của Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải…………, Giám đốc doanh nghiệp phá dỡ tàu biển………….., Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CỤC TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định:
(1) Ghi rõ ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định;
(2) Ghi rõ thông số kỹ thuật của tàu: Tên tàu biển, Quốc tịch tàu biển, Loại tàu biển, Trọng tải tàu biển, Chủ tàu;
(3) Thông tin cơ sở phá dỡ tàu biển: Tên doanh nghiệp phá dỡ tàu biển, số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Người đại diện theo pháp luật, Địa chỉ, Tên cơ sở phá dỡ, Địa điểm cơ sở phá dỡ, Giới hạn trọng tải của tàu biển được phép vào cơ sở phá dỡ tàu biển, Loại tàu được phép vào cơ sở phá dỡ;
(4) Tên Cảng vụ Hàng hải chịu trách nhiệm thực hiện.
4. Quy định liên quan đến kế hoạch phá dỡ tàu biển:
Nghị định 82/2019/NĐ-CP quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng quy định cụ thể về thẩm quyền, thủ tục phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển tại Điều 14 Nghị Định này.
– Bên đề nghị phá dỡ tàu biển: cơ sở phá dỡ tàu biển thực hiện các hoạt động chuyên môn về phá dỡ tàu biển.
– Thẩm quyền phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển: Cảng vụ hàng hải nơi có cơ sở phá dỡ tàu biển sẽ là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển.
– Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển:
+ Người lập hồ sơ: Chủ cơ sở phá dỡ tàu biển thực hiện nộp hồ sơ.
+ Cơ quan nhận hồ sơ: Cảng vụ hàng hải nơi có cơ sở phá dỡ tàu biển.
+ Hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch phá dỡ đối với từng tàu biển bao gồm các tài liệu sau đây:
Văn bản đề nghị phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính);
Phương án phá dỡ tàu biển (01 bản chính).
Cơ sở phá dỡ tàu biển phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ để hồ sơ hợp lệ, trường hợp hồ sơ thiếu các giấy tờ hoặc giấy tờ không đúng sẽ được xem là không hợp lệ và sẽ không được tiếp nhận.
– Thủ tục phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển:
+ Bước 1: Cơ sở phá dỡ tàu biển thực hiện việc nộp hồ sơ cho Cảng vụ hàng hải;
+ Bước 2: Cảng vụ hàng hải xem xét phương án:
Để xem xét phương án thì Cảng vụ hàng hải khu vực phải thực hiện lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về phương án phá dỡ tàu biển. Thời hạn để Cảng vụ hàng hải khu vực lấy ý kiến là 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
Đối với các cơ quan liên quan được Cảng vụ hàng hải khu vực xin ý kiến thì các cơ quan này phải có ý kiến trả lời bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cảng vụ hàng hải khu vực.
+ Bước 3: Cảng vụ hàng hải khu vực trả lời về việc phê duyệt phương án
Sau khi nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, trong thời hạn 03 ngày làm việc Cảng vụ hàng hải khu vực phải có quyết định phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi cho cơ sở phá dỡ tàu biển; trường hợp không phê duyệt, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Trường hợp cơ sở phá dỡ tàu biển không đồng ý với quyết định trả lời của Cảng vụ hàng hải khu vực thì có thể tiến hành khiếu nại theo quy định của
Như vậy, theo phân tích ở trên thì cơ sở phá dỡ tàu biển muốn thực hiện phá dỡ tàu biển phải trình phương án phá dỡ lên cảng vụ hàng hải khu vực và khi được cảng vụ hàng hải phê duyệt thì cơ sở phá dỡ tàu biển mới được thực hiện phá dỡ tàu biển. Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về mẫu quyết định phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển cũng như các nội dung liên quan đến quyết định phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển và các vấn đề liên quan.