Hiện nay, việc khảo nghiệm giống thủ sản thì cần phải được hình thành bằng việc lập đề cường và trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đưa ra quyết định. Vậy mẫu quyết định phê duyệt đề cương khảo nghiệm giống thủy sản được quy định với nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định phê duyệt đề cương khảo nghiệm giống thủy sản là gì?
Khảo nghiệm giống thủy sản được hiểu chính là việc chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi giống thủy sản trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm mục đích xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của giống đưa vào khảo nghiệm. Việc này được xác định là một việc không thể bỏ qua để thuận tiện cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi giống thủy sản trong điều kiện và thời gian nhất định. Trong đó, theo quy định của Luật Thủy sản 2017 thì giống thủy sản là một loài động vật thủy sản, rong và tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống.
Quyết định phê duyệt đề cương khảo nghiệm giống thủy sản chính là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cơ sở có đề cương khảo nghiệm giống thủy sản cần được phê duyệt đáp ứng các điều kiện luật định như thỏa mãn điều kiện có ít nhất hai nhân viên kĩ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học; Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phù hợp với loài thủy sản khảo nghiệm; Đáp ứng điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường,… Bên cạnh đó thì giống thủy sản phải được khảo nghiệm khi giống thủy sản lần đầu được tạo ra trong nước thông qua việc chọn, lai, thụ tinh hoặc sử dụng biện pháp kĩ thuật khác hoặc là giống thủy sản nhập khẩu để đưa vào sản xuất, kinh doanh chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Quyết định phê duyệt đề cương khảo nghiệm giống thủy sản thể hiện sự cho phép, đồng ý của Nhà nước về việc cho phép khảo nghiệm giống thủy sản đó được ra đời và đây cũng chính là đề cương khảo nghiệm giống thủy sản và thực hiện hoạt động khảo nghiệm thủy sản theo như quy định của pháp luật hiện hành. Mẫu được thành lập và nêu rõ các nội dung mà về việc cho phép khảo nghiệm giống, cho phép nhập khẩu giống thủy sản,…Chủ thể ban hành quyết định phê duyệt đề cương khảo nghiệm được ban hành do Tổng cục Thủy sản.
Nội dung khảo nghiệm giống thủy sản như sau: Căn cứ đặc điểm sinh học từng loài thủy sản và mục đích sử dụng để xây dựng đề cương khảo nghiệm nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của loài khảo nghiệm.
-Giám sát khảo nghiệm là việc mà cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi tiến hành khảo nghiệm theo nội dung đề cương khảo nghiệm giống thủy sản được Tổng cục Thủy sản phê duyệt trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm, đơn vị giám sát khảo nghiệm gửi báo cáo kết quả giám sát về Tổng cục Thủy sản.
-Kiểm tra hoạt động khảo nghiệm: Tổng cục Thủy sản tổ chức kiểm tra hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản; nội dung kiểm tra theo nội dung đề cương khảo nghiệm đã được phê duyệt.
-Công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản được quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
Theo quy định trên, Đối với giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, sau khi ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ bổ sung vào Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
2. Mẫu quyết định phê duyệt đề cương khảo nghiệm giống thủy sản:
Mẫu quyết định phê duyệt đề cương khảo nghiệm giống thủy sản là mẫu văn bản được ban hành kèm theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC THỦY SẢN
——-
Số: /QĐ-TCTS-……
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm …
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Đề cương khảo nghiệm giống thủy sản
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUỶ SẢN
Căn cứ Quyết định số …/QĐ-TTg ngày …. tháng … năm …………. của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ ….
Căn cứ Nghị định số …./2019/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Xét đơn đăng ký khảo nghiệm giống thủy sản của …..;
Theo đề nghị của ….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép khảo nghiệm giống …(Kèm theo Đề cương khảo nghiệm).
Điều 2. Cho phép nhập khẩu giống thủy sản:
- Tên tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên khoa học: …
- Số lượng: ….
- Kích cỡ: ….
- Thời gian nhập khẩu: ….
- Cửa khẩu nhập khẩu: …
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng …., Giám đốc ……., Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn … và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Lưu: VT,….
TỔNG CỤC TRƯỞNG
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định phê duyệt đề cương khảo nghiệm giống thủy sản:
Quyết định phê duyệt đề cương khảo nghiệm giống thủy sản được hướng dẫn soạn thảo như sau:
– Số văn bản.
– Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
– Địa danh.
– Trích yếu nội dung quyết định: Cho phép khảo nghiệm giống …(Kèm theo Đề cương khảo nghiệm)..
– Chức vụ của người đứng đầu cơ quan ban hành quyết định.
– Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức).
– Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung quyết định.
– Nội dung quyết định: Cho phép khảo nghiệm giống …(Kèm theo Đề cương khảo nghiệm). Cho phép nhập khẩu giống thủy sản.
– Quyền hạn, chức vụ của người ký.
– Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
– Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
4. Thủ tục quyết định phê duyệt đề cương khảo nghiệm giống thủy sản:
Bước 1: Nộp hồ sơ: Cơ sở có nhu cầu khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường lựa chọn cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm đã được Tổng cục Thủy sản, lập 01 (một) bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện đến Tổng cục Thủy sản. cơ sở đăng ký phê duyệt khảo nghiệm cần phải thành lập hồ sơ có các giấy tờ như sau:
– Giấy đăng ký khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm (theo Mẫu KN-3 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2015 Quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản)
– Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đầu tư; Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp
– Bản mô tả thông tin kỹ thuật của sản phẩm (theo Mẫu KN-4 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2015 Quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản)
– Bản chính Phiếu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm
– Bản chính Đề cương khảo nghiệm, thử nghiệm (theo Mẫu KN-5b hoặc Mẫu KN-5b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2015 Quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản)
– Bản chính Hợp đồng khảo nghiệm, thử nghiệm
Bước 2: Thực hiện:
– Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ và hợp lệ
– Trong thời gian 12 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm theo các Quy chuẩn kỹ thuật. Trong trường hợp chưa có Quy chuẩn kỹ thuật, Tổng cục Thủy sản tổ chức Hội đồng khoa học đánh giá đề cương khảo nghiệm
– Nếu kết quả thẩm định, đánh giá hồ sơ và đề cương khảo nghiệm, thử nghiệm đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản trình Bộ cho ý kiến về việc cho phép khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm trong thời gian 05 ngày làm việc
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản phê duyệt đề cương khảo nghiệm, thử nghiệm, ban hành Quyết định khảo nghiệm, thử nghiệm và phân công đơn vị giám sát khảo nghiệm, thử nghiệm
Bước 3: Trả kết quả: Trực tiếp tại Tổng cục Thủy sản hoặc gửi qua đường bưu điện
Như vậy, để việc khảo nghiệp được diễn ra đúng theo mong muốn của cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản thì tổ chức cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống thủy sản gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản theo đúng thời gian quy định của pháp luật. bên cạnh đó thì cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ có trong hồ sơ như đã được nêu ở trên và có thể nộp hộ sơ theo hai hình thức đó là nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện về Tổng cục Thủy sản.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thủy sản 2017;
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản