Quyết định phân công nhiệm vụ cho nhân viên, quyết định giao việc cho nhân viên là một loại biểu mẫu nội bộ của doanh nghiệp. Quyết định này xác định nhiệm vụ, công việc cho từng nhân viên, thời gian nhiệm vụ và công việc được giao để chứng minh quyền và trách nhiệm đối với công việc ấy của nhân viên.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định phân công nhiệm vụ:
Mẫu quyết định phân công nhiệm vụ cho nhân viên mang nghĩa rộng hơn. Nó được hiểu nhiệm vụ có thể là rất nhiều công việc. Ví dụ: Mẫu quyết định phân công nhiệm vụ kế toán, mẫu quyết định phân công nhiệm vụ thiết kế, mẫu quyết định phân công nhiệm vụ giám sát…
Tải về quyết định phân công nhiệm vụ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
….., ngày…… tháng………. năm…….
QUYẾT ĐỊNH PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO NHÂN VIÊN
(Chức vụ của người đưa ra quyết định)
– Căn cứ vào điều lệ và hoạt động tổ chức của công ty……
– Căn cứ quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức các chức danh của công ty……
– Căn cứ Quyết định số………..của ông (bà)………đối với ông (bà) về…
Điều 1: Giao nhiệm vụ cho ông (bà) ……..làm nhiệm vụ…
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ……
Điều 3: Công ty…….và ông (bà) chịu trách nhiệm thi hành quyết định này
Nơi nhận Người đại diện theo pháp luật
(Người ra quyết định)
2. Mẫu quyết định giao việc :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
….., ngày…… tháng………. năm…….
QUYẾT ĐỊNH GIAO VIỆC
(Chức vụ của người ra quyết định)
– Căn cứ vào điều lệ của công ty……
– Căn cứ vào quyết định số……
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ông (bà)………được giao công việc……từ ngày………đến ngày……
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ ngày…
Điều 3: Công ty…….và ông (bà) ……có trách nhiệm thi hành.
Nơi nhận Ký tên
(Người ra quyết định)
Như vậy, 02 loại mẫu quyết định phân công nhiệm vụ và quyết định giao việc có ngữ cảnh sử dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Người dùng lưu ý sử dụng biểu mẫu này cho đúng với mục đích và ngữ cảnh của mình.
3. Cách soạn quyết định giao việc:
– Luôn có quốc hiệu và tiêu ngữ trong quyết định giao việc;
– Xác định người có thẩm quyền ra quyết định giao việc đúng thẩm quyền;
– Ghi rõ ngày, tháng, năm bắt đầu thực hiện công việc;
– Ghi rõ những người có trách nhiệm thi hành quyết định giao việc;
– Ghi rõ công việc được giao, nhiệm vụ được giao. Nếu cần có thể chi tiết hoá các công việc được giao, nhiệm vụ được giao để quyết định được chính xác nhất.
– Đại diện của công ty giao việc phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo đúng quy định của pháp luật
– Để xác nhận tính pháp lý, tốt nhất phải có chữ ký xác nhận của nhân sự được giao việc thể hiện: Đã nhận quyết định, đã nhận công việc và nhiệm vụ được giao.
– Quyết định giao việc, quyết định phân công nhiệm vụ được lập với mục đích tránh các tranh chấp pháp lý không đáng có trong nội doanh nghiệp, xác định người chịu trách nhiệm với công việc và nhiệm vụ được giao.
4. Thẩm quyền giao việc, giao nhiệm vụ cho nhân viên:
+ Người đứng đầu trong đơn vị, cơ quan, tổ chức: Đó có thể là Thủ trưởng của các cơ quan, đơn vị nhà nước; Tổng giám đốc/Giám đốc của các công ty, doanh nghiệp. Đây là người quản lý có vị trí cũng như quyền lực cao nhất, và quyết định có hiệu lực tối cao nhất trong đơn vị, cơ quan đó.
+ Người đứng đầu trong một bộ phận, một văn phòng, một nhóm: Ví dụ như các trưởng phòng, trưởng bộ phận, trưởng nhóm nghiên cứu sinh. Với sự phân công nhiệm vụ của người đứng đầu, đây là những người có nhiệm vụ phân công nhiệm vụ cho những người thuộc sự quản lý của mình trong một nhóm, trong một văn phòng, một bộ phận…
+ Người được ủy quyền ra quyết định phân công nhiệm vụ. Đối tượng này có thể là người không có quyền ra quyết định nhưng được người có quyền phân công nhiệm vụ cho những người khác ủy quyền để ký quyết định phân công việc.
5. Cắt lương, không giao việc có được coi là tạm đình chỉ công tác không?
Căn cứ Điều 81 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức như sau:
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; Trường hợp cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.
– Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, cắt lương, không giao việc không được coi là tạm đình chỉ công tác. Cán bộ, công chức khi tạm đình chỉ công tác vẫn được hưởng theo quy định của Chính phủ.