Theo quy định thì việc phân công chấp hành viên cần được ra quyết định phân công chấp hành viên. Vậy mẫu quyết định phân công chấp hành viên ra sao, những nội dung liên quan và cách soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định phân công chấp hành viên là gì, mục đích của mẫu quyết định?
Theo Điều 17
Mẫu quyết định phân công chấp hành viên là văn bản do trưởng phòng thi hành án lập ra với các nội dung bao gồm các căn cứ, các văn bản và các quyết định làm căn cứ cho việc phân công chấp hành viên, nội dung quyết định phân công chấp hành viên, thông tin của chấp hành viên.
Mục đích của mẫu quyết định phân công chấp hành viên: sau khi có quyết định thi hành án thì trưởng phòng thi hành án tiến hành ra quyết định phân công chấp hành viên nhằm phân công chấp hành viên cụ thể tiến hành thi hành án.
2. Mẫu quyết định phân công chấp hành viên (25/QĐ-PTHA):
Mẫu số 25/QĐ-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-
Số: ………../QĐ-PTHA
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phân công Chấp hành viên
TRƯỞNG PHÒNG THI HÀNH ÁN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự ………….;
Căn cứ Bản án, Quyết định số …… ngày ….. tháng …….. năm ……. của Tòa án…… (các bản án, quyết định phải thi hành);
Căn cứ Quyết định thi hành án số …. ngày ….. tháng ……. năm ……… của Trưởng phòng Thi hành án ………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao cho Chấp hành viên …. tổ chức thi hành Quyết định thi hành án số … ngày ….. tháng …….. năm ………… của Trưởng phòng Thi hành án …
Đối với ông (bà)
địa chỉ
Điều 2. Chấp hành viên có trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
TRƯỞNG PHÒNG
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định phân công chấp hành viên:
Người soạn thảo Mẫu quyết định phân công chấp hành viên phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu quyết định chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu quyết định, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của phòng thi hành án
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu quyết định phân công chấp hành viên;
Về nội dung mẫu quyết định: các căn cứ ra quyết định phân công chấp hành viên, nội dung quyết định phân công chấp hành viên và trách nhiệm của các chủ thể liên quan về quyết định phân công chấp hành viên.
4. Những quy định liên quan đến quyết định phân công chấp hành viên:
4.1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên:
Theo Điều 18 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên được quy định cụ thể như sau:
– Chấp hành viên phải là Công dân Việt Nam với các điều kiện trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
– Người có đủ tiêu chuẩn về điều kiện nêu trên có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp khi có thêm các điều kiện sau:
+ Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
+ Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
+ Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
– Người có đủ tiêu chuẩn về điều kiện nêu trên có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp:
+ Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;
+ Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.
– Người có đủ tiêu chuẩn quy định nêu trên và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp:
+ Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;
+ Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.
– Trường hợp bổ nhiệm Chấp hành viên trong quân đội: Người có đủ tiêu chuẩn quy định của một chấp hành viên, là sỹ quan quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm Chấp hành viên trong quân đội.
Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp trong quân đội được thực hiện giống với các quy định của bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp thông thường.
– Các cá nhân đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên được điều động đến công tác tại cơ quan thi hành án dân sự, người đã từng là Chấp hành viên nhưng được bố trí làm nhiệm vụ khác và có đủ điều kiện để làm Chấp hành viên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên ở ngạch tương đương không qua thi tuyển do đặc thù nghề nghiệp của các ngành nghề này.
– Trường hợp đặc biệt do nhu cầu bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, người có đủ tiêu chuẩn làm chấp hành viên đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp; có 10 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp; có 15 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp không qua thi tuyển.
Như vậy, những cá nhân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của Chấp hành viên thì mới có đủ điều kiện được bổ nhiệm Chấp hành viên. Chấp hành viên muốn nâng ngạch phải thực hiện việc thi nâng ngạch.
4.2. Phân công chấp hành viên:
Theo Khoản 3 Điều 36 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án đó.
Theo đó, Chấp hành viên được phân công thi hành quyết định thi hành án sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ được phân công đối với việc thi hành án. Trường hợp chấp hành viên vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thi hành án sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 10
– Chấp hành viên thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân của mình, cụ thể là những người sau đây:
+ Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
+ Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
– Chấp hành viên đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng trong cùng vụ án đó thì đương sự có quyền yêu cầu thay đổi chấp hành viên do có căn cứ để cho rằng chấp hành viên sẽ không công minh trong quá trình giải quyết công việc.
– Chấp hành viên chậm trễ giải quyết việc thi hành án theo thời hạn đã được quy định trong quyết định thi hành án;
– Đương sự có căn cứ khác cho rằng Chấp hành viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ, có các hành vi ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự trong quá trình thi hành án.
Cơ sở pháp lý:
– Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014.
– Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự.