Mẫu quyết định lương thử việc là một trong những mẫu văn bản được tạo ra để xem xét, đưa ra quyết định về việc trả lương cho nhân viên thử việc tại các doanh nghiệp. Dưới đây là mẫu quyết định mức lương thử việc mới nhất hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định mức lương thử việc mới nhất hiện nay:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
QUYẾT ĐỊNH CỦA …
(V/v: lương thử việc)
Căn cứ qui chế tổ chức và điều hành của …;
– Căn cứ vào chức năng và quyền hạn của …;
– Căn cứ vào
– Căn cứ vào tờ trình số … đã được Ban Tổng Giám đốc phê duyệt ngày … tháng … năm … v/v tiếp nhận thử việc;
– Căn cứ vào nhu cầu thực tế và năng lực cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Tiếp nhận ông/bà … vào thử việc tại … thuộc …, vị trí …, thời gian thử việc … tháng kể từ ngày … tháng … năm …
Điều 2: Ông/bà … được hưởng:
Lương cơ bản : … đồng/tháng (… đồng/tháng);
Phụ cấp …: … (nếu có) được thanh toán theo qui định.
Trong thời gian thử việc Ông/bà … được hưởng … tổng mức lương trên.
Điều 3: Ông/bà …; … ; Ban Nhân lực Hệ thống và Ban Tài chính có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày … ngày … tháng … năm …/.
Nơi nhận: – Như điều 3 – Ban TGĐ (b/c) – Lưu VP | TÊN CÔNG TY CHỨC DANH |
2. Nội dung cơ bản trong quyết định mức lương thử việc:
Trong quá trình giao kết hợp đồng thử việc với người sử dụng lao động, lương thử việc là một trong những vấn đề quan trọng được người lao động đặc biệt quan tâm. Trong quá trình soạn quyết định mức lương thử việc cho người lao động, cần phải bao gồm một số nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, trong quyết định mức lương thử việc sẽ bao gồm một số nội dung cơ bản như sau:
– Cần phải bao gồm tiêu ngữ “cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, và bao gồm tên quyết định, cụ thể trong trường hợp này là quyết định mức lương thử việc đối với người lao động;
– Đánh số đối với quyết định mức lương thử việc dành cho người lao động, để người sử dụng lao động có thể dễ dàng cập nhật vào sổ theo dõi. Cán bộ nhân sự sẽ đánh lần lượt các số thứ tự ban hành quyết định trong mỗi năm, và bắt đầu từ số 01;
– Cán bộ lập quyết định mức lương thử việc đối với người lao động cần phải ghi rõ ngày, tháng, năm ban hành quyết định đó;
– Ghi đầy đủ chức vụ của người đưa ra quyết định mức lương thử việc đối với người lao động;
– Ghi đầy đủ tên đơn vị nơi ban hành quyết định mức lương thử việc dành cho người lao động;
– Tờ trình đã được chủ thể có thẩm quyền đó là ban tổng giám đốc phê duyệt trước khi đưa ra quyết định lương thử việc cho người lao động;
– Thông tin cơ bản của người hưởng lương thử việc;
– Thông tin của đơn vị nơi người nhận quyết định công tác;
– Vị trí mà người được nhận quyết định công tác;
– Ngày, tháng và năm quyết định mức lương thử việc có hiệu lực;
– Mức lương cơ bản mà người được nhận quyết định sẽ được nhận;
– Số tiền lương cơ bản được viết bằng chữ;
– Liệt kê đầy đủ các khoản phụ cấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận;
– Ngoài ra còn có thể bao gồm một số nội dung cơ bản khác, sao cho nội dung đó phù hợp với quy định của pháp luật về lao động và không trái đạo đức xã hội.
Nhìn chung, trong quá trình thử việc, mức lương đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người sử dụng lao động sẽ phải có nghĩa vụ trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật. Hành vi không trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc sẽ là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Lương thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
Nhìn chung thì có thể nói, tiền lương thử việc của người lao động theo quy định của pháp luật cũng sẽ được sử dụng và được tính là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập từ tiền lương thử việc của người lao động sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, trong trường hợp người lao động thử việc ký kết hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động trong khoảng thời gian kéo dài từ 03 tháng trở lên. Thì theo quy định của pháp luật, trường hợp người lao động thử việc giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động kéo dài trong khoảng thời gian từ ba tháng trở lên thì tiền thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập từ tiền lương thử việc của người lao động sẽ được tính theo Biểu thuế lũy tiến từng phần căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và
– Các khoản giảm trừ gia cảnh;
– Các khoản đóng bảo hiểm xã hội và quỹ hưu trí tự nguyện;
– Các khoản đóng góp tự nguyện, khuyến học và phục vụ cho hoạt động nhân đạo.
Thứ hai, trong trường hợp người lao động ký kết với người sử dụng lao động hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động trong khoảng thời gian dưới 03 tháng. Theo đó, người lao động trong trường hợp này mà có tổng mức thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên, thì người sử dụng lao động sẽ thực hiện hoạt động khấu trừ thuế theo mức 10% dựa trên thu nhập của người lao động trước khi trả lương cho người lao động. Tuy nhiên trên thực tế, nếu người lao động chỉ có duy nhất nguồn thu nhập nêu trên, tuy nhiên tổng mức thu nhập chịu thuế của người lao động sau khi đã trừ đi gia cảnh, vẫn chưa đến mức phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thì người lao động đó có thể làm cam kết gửi cho người sử dụng lao động để không bị người sử dụng lao động khấu trừ thuế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính;
– Thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư 85/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 và Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế.