Tuy được miễn trách nhiệm hình sự nhưng người chưa thành niên phạm tội bị áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục cụ thể như là: Khiển trách, hòa giải tại cộng đồng,... Trong quá trình miễn trách nhiệm hình sự cho các chủ thể cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần lập mẫu quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi là gì?
Trong các quy định về xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội thì việc miễn trách nhiệm hình sự đối với đối tượng này là một vấn đề cần được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Miễn trách nhiệm hình sự là một quy định trong
Miễn trách nhiệm hình sự không có nghĩa là bị can, bị cáo không phạm tội. Đối tượng này đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự, khi thỏa mãn điều kiện cấu thành tội phạm mà luật quy định, họ được miễn trách nhiệm hình sự. Mẫu quyết định miễn trách nhiệm hình sự là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra quyết định vè việc miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin của người được miễn trách nhiệm hình sự, căn cứ pháp lý của quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 61/2017/TT-BCA của Bộ Công an.
2. Mẫu quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………….
…………….
Số: ……….
………, ngày…… tháng…… năm…..
QUYẾT ĐỊNH MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
Tôi: ………..
Chức vụ: ………
Căn cứ Quyết định khởi tố bị can số: ………… ngày ……… tháng …….. năm ….
của…………. đối với bị can ……….. về tội: ………….. quy định tại khoản ……… Điều ……….. Bộ luật hình sự.
Xét thấy (*) …………
Căn cứ Điều 92 Bộ luật Hình sự;
Căn cứ Điều 36 và Điều 426 Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi:
Họ tên: ……….. Giới tính: ………….
Tên gọi khác: ……
Sinh ngày………tháng………năm……… tại: ……..
Quốc tịch:……..; Dân tộc:………; Tôn giáo: ……..
Nghề nghiệp: ………..
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ………..
cấp ngày…………tháng ……… năm ……… Nơi cấp: ………..
Nơi cư trú: ……….
Quyết định này gửi đến Viện kiểm sát …….
Nơi nhận:
– VKS …….
– Người được miễn trách nhiệm hình sự;
– Cha, mẹ/người đại diện hợp pháp của
người được miễn trách nhiệm hình sự;
– Hồ sơ 02 bản.
………………………
Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi:
Ghi đầy đủ thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
Tên biên bản: mẫu quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi.
(*) Ghi rõ căn cứ xác định người dưới 18 tuổi đủ điều kiện được miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 92, khoản 1 Điều 93, khoản 1 Điều 94, khoản 1 Điều 95 BLHS.
Người đại diện cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi sau khi hoàn thành việc lập biên bản cần ký và ghi rõ họ tên để biên bản có giá trị.
3. Một số quy định về miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi:
3.1. Miễn trách nhiệm hình sự là gì?
Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định rất quan trọng được quy định cụ thể trong luật hình sự. Miễn trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người phạm tội trong những điều kiện nhất định, cụ thể mà Cơ quan tiến hành tố tụng thấy không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Ta có thể hiểu, miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp một người đã thực hiện tội phạm nhưng do đáp ứng các điều kiện nhất định mà không phải chịu hậu quả của việc thực hiện tội phạm đó.
Xét về bản chất pháp lý của miễn trách nhiệm hình sự ta nhận thấy đây là một chế định nhân đạo và được áp dụng đối với người mà hành vi của người đó đã thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự nhưng do chủ thể này có các điều kiện nhất định để được miễn trách nhiệm hình sự.
3.2. Điều kiện được miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:
Theo Khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015 đã đưa ra quy định về Miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi như sau:
“2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.”
Như vậy, theo quy định trên, các điều kiện để người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 là:
– Thứ nhất, người phạm tội là người dưới 18 tuổi. Người dưới 18 tuổi phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đã có lỗi cố ý hoặc vô ý trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự năm 2015 quy định là tội phạm.
– Thứ hai, tội phạm mà người đó thực hiện phải thuộc một trong các trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015, bao gồm các loại tội phạm như sau:
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm được quy định tại các điều 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), 141 (Tội hiếp dâm), 171 (Tội cướp giật tài sản), 248 (Tội sản xuất trái phép chất ma túy), 249 (Tội tàng trữ trái phép chất ma túy), 250 (Tội vận chuyển trái phép chất ma túy), 251 (Tội mua bán trái phép chất ma túy) và 252 (Tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật hình sự năm 2015.
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự năm 2015, trừ tội phạm quy định tại các điều 123 (Tội giết người), 134(Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), 141(Tội hiếp dâm), 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi), 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi), 150 (tội mua bán người), 151(tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật hình sự năm 2015.
+ Đối với các chủ thể là người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án được quy định cụ thể tại điểm c khoản 2 Điều 90 Bộ luật hình sự năm 2015.
– Thứ ba: Người dưới 18 tuổi phạm tội, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả đối với hành vi phạm tội mà mình gây ra.
Bộ luật hình sự năm 2015 không đưa ra quy định về tình tiết giảm nhẹ, dó đó ta phải hiểu các tình tiết giảm nhẹ ở đây là các tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015. Còn “tự nguyện khắc phục phần lớn hậu qủa” là một tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015.
Người phạm tội đã thực hiện tội phạm nhưng cũng đã khắc phục hậu quả. Nếu không có các biện pháp khắc phục, hậu quả tội phạm có thể còn lớn hơn nữa. Người dưới 18 tuổi phạm tội tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả chứng tỏ họ đã nhận ra lỗi sai, biết hối cải. Như vậy, mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội dưới 18 tuổi đã phần nào đạt được mà không cần truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, ngoài đáp ứng điệu kiện có nhiều tình tiết giảm nhẹ và đã tự khắc phục phần lớn hậu quả, người dưới 18 tuổi phạm tội còn phải đáp ứng điều kiện về loại tội phạm đã thực hiện để được miễn trừ trách nhiệm hình sự theo quy định cụ thể ở trên.