Sa thải là một trong những hình thức xử lý kỷ luật người lao động nặng nhất, được quy định trong bộ luật lao động. Luật Dương Gia cung cấp Mẫu quyết định kỷ luật sa thải mới nhất bằng tiếng anh và song ngữ mới nhất với những thông tin bổ ích.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định kỷ luật lao động sa thải bằng tiếng anh và song ngữ:
1.1. Mẫu quyết định kỷ luật sa thải người lao động sa thải bằng Tiếng Anh:
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
NAME OF THE COMPANY
…………………………….
No……/QĐ-GĐ
At…….,…../…../………
DECISION OF THE DIRECTOR OF
…………………..
(On executing the labour discipline)
– Pursuant to the Labour Code No. 45/2019/QH14 passed by the National Assembly on 20 November 2019;
– Pursuant to the documents guiding the implementation of the Labour Code with respect to the labour discipline and material responsibility;
– Pursuant to the minutes of settling labour discipline dated …./…../…..; and
– At the proposal of ……
DECIDE:
Article 1. To execute labour discipline with respect to Mr. ……
Department: ……
Division: ……
Current job: ……
Trained professional competence: ……
Seriousness of violation: ……
Form of discipline: Dismissal
Article 2. The Labour Contract No. ….. signed on …… by and between ….. Company and Mr. …… will terminate its effect as of the signing date of this Decision.
Article 3. This decision is made into 03 (three) original copies with equal legal validity, in which, 01 (one) original copy is sent to the Executive Committee of the Grassroots Trade Union, 01 (one) original copy will be filed at head office of the Company and 01 (one) original copy will be delivered to Mr. ……
Article 4. Mr…, Managers of the Departments of Human Resource, Accounting and other related Departments shall be responsible for implementing this Decision.
Recipients:
– As Article 4;
– The Executive Committee of the Grassroots Trade Union; and
– Archived in the Company
For and on behalf of the company
1.2. Mẫu quyết định kỷ luật sa thải người lao động bằng tiếng Việt:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày ….. tháng ….. năm …
CÔNG TY …………………
Số: ………………
QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
Về việc: Sa thải ông/bà ……………
Căn cứ Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 18/06/2012;
Căn cứ Nội quy lao động của Công ty ……….;
Căn cứ kết quả phiên họp xử lý kỷ luật lao động ông/bà ………… diễn ra ngày …. tháng …. năm……,
GIÁM ĐỐC CÔNG TY ……
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử lý kỷ luật lao động ông/bà ……
Hiện đang công tác tại: ……
Chức vụ: ……
Hình thức kỷ luật: Sa thải.
Do mắc phải sai phạm :………
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Mọi quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan của ông/bà ……… được Công ty giải quyết đến hết ngày…… tháng …… năm…….
Chậm nhất trước ngày….. tháng ….. năm ……, ông/bà …… có trách nhiệm bàn giao toàn bộ công cụ, dụng cụ, tài sản và công việc cho phòng ……………………..
Ông/bà ……………….. và các bộ phận liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ
Nơi nhận:
– Ông/bà ………………;
– Ban Giám đốc Công ty;
– Phòng………………..;
– Lưu: VT
Hướng dẫn soạn thảo Quyết định kỷ luật sa thải
– Về mặt hình thức lẫn nội dung
– Sai phạm của người bị sa thải phải là hành vi được pháp luật cho phép áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. Nhân viên bị sa thải phải có những vi phạm thực sự và công ty phải chứng minh vi phạm đó thông qua những cuộc họp giải quyết xử lý vi phạm kỷ luật trước đó.
– Phòng, ban, bộ phận nơi người lao động làm việc hoặc nơi có trách nhiệm tiếp nhận bàn giao từ người bị sa thải.
2. Những trường hợp người sử dụng lao động được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải:
Theo quy định tại điều 125
– Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
– Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
– Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
– Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Sa thải là một trong những hình thức kỉ luật nặng nhất được áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm ở mức độ lỗi nặng, dẫn đến người sử dụng lao động thấy rằng không thể tiếp tục sử dụng người lao động được nữa và họ có quyền loại người lao động ra khỏi đơn vị bằng cách chấm dứt
Hậu quả của việc kỷ luật bằng hình thức sa thải là người lao động bị mất việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân và nguồn sống của họ, do đó để bảo vệ người lao động, Bộ luật lao động đã quy định chế tài riêng về việc áp dụng hình thức sa thải quy định tài điều 125 Bộ luật lao động 2019.
3. Quy trình xử lý kỷ luật sa thải nhân viên:
3.1 Thời hiệu về việc xử lý kỷ luật lao động:
Việc xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải phải đảm bảo thực hiện trong thời hiệu quy định tại Điều 123 BLLĐ năm 2019:
– 6 tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm
– 12 tháng đối với hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh
– Có thể kéo dài thêm không quá 60 ngày trong một số trường hợp.
3.2 Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động:
Bước 1: Xác nhận hành vi vi phạm
– Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra tại hành vi vi phạm, người sử dụng lao động phải tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật chưa đủ 15 tuổi.
– Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động
Bước 2: Tổ chức họp xử lý người lao động
Việc tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động do người sử dụng lao động tổ chức thực hiện
– Trước khi họp xử lý kỷ luật
+ Người sử dụng lao động phải báo trước 05 ngày làm việc trước khi tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
+ Người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm, tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần tham dự họp. Phải đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp.
– Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động
+ Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp.
+ Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và phải có chữ ký của người tham dự. Trường hợp không có người ký vào biên bản thì nêu rõ họ tên, lý do không ký vào văn bản
Bước 3: Ban hành quyết định xử lý kỉ luật
Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là người có thẩm quyền giao giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao đông (điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020)
Trong thời hiệu được quy định, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động.
Bước 4: Thông báo công khai quyết định xử lý kỷ luật
Quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi đến người lao động, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
4. Những quyền lợi người lao động được hưởng khi bị sa thải:
4.1. Hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Người lao động sau khi bị sa thải sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại điều 49 Luật việc làm 2013
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trừ trường hợp người lao đông đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
– đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.
4.2. Được hưởng các chế độ khác:
– Người lao động bị sa thải mà trước đó chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ phép hàng năm thì được thanh toán bằng những ngày chưa nghỉ (khoản 3 điều 113 Bộ luật lao động 2019)
– Người lao động được thanh toán tiền lương và được trả lại sổ bảo hiểm xã hội.
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật lao động 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.