Công tác kiểm tra hoạt động thi hành án có tác động to lớn trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước đối với Hệ thống thi hành án dân sự nói riêng. Quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự ra đời trong hoàn cảnh đó.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự là gì?
- 2 2. Quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự là gì?
- 3 3. Mẫu quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự:
- 4 4. Hướng dẫn soạn thảo quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự:
- 5 5. Một số vấn đề liên quan về công tác kiểm tra thi hành án dân sự:
1. Quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự là gì?
Trong bất cứ một hoạt động nào, để thực hiện hiệu quả và đưa ra chất lượng tốt nhất thì công tác kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng và luôn cần có sự quan tâm của tất cả các cơ quan, ban ngành từ Trung ương cho tới địa phương. Việc kiểm tra công tác thi hành án dân sự góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của các cá nhân trong hoạt động tố tụng của cơ quan thi hành án dân sự. Khi muốn thực hiện việc kiểm tra thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải ra quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự. Quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự được sử dụng phổ biến và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đời sống cũng như trong quá trình giải quyết vụ án.
2. Quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự là gì?
Việc giải quyết vụ án dân sự tại
3. Mẫu quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự:
BỘ QUỐC PHÒNG
CỤC THI HÀNH ÁN
Số: ……/QĐ-CTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày ….. tháng ….. năm …
QUYẾT ĐỊNH
Về việc kiểm tra công tác thi hành án dân sự
CỤC TRƯỞNG CỤC THI HÀNH ÁN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự ….;
Căn cứ Nghị định số …… ngày … tháng … năm … của Chính phủ quy định …….;
Căn cứ Thông tư số ….. ngày … tháng … năm … của Bộ Quốc phòng quy định …….;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập đoàn kiểm tra và nội dung kiểm tra
1. Thành lập Đoàn kiểm tra gồm:
a) Trưởng đoàn ……
b) Các thành viên ……
Nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra: ……
Đoàn kiểm tra tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với Phòng Thi hành án ……
a) Nội dung kiểm tra:
b) Kỳ kiểm tra: Từ ngày… tháng… năm đến ngày… tháng….năm ……
c) Thời gian tiến hành kiểm tra: từ ngày… tháng… đến ngày…tháng…năm ……
d) Thời gian làm việc với Bộ Tư lệnh Quân khu và tương đương, cơ quan liên quan (nếu có).
Điều 2. Nhiệm vụ của Phòng Thi hành án được kiểm tra: ……
Điều 3. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành
1. Phòng Thi hành án …….., các phòng, ban thuộc Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng và các thành viên Đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Bộ Tư lệnh QK.. (để phối hợp);
– Phòng THAQK.. (để thực hiện);
– Thành viên Đoàn kiểm tra (để thực hiện)
– Các phòng, ban thuộc Cục (để thực hiện);
– Lưu: VT, KT;….
CỤC TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
4. Hướng dẫn soạn thảo quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự:
– Phần mở đầu:
+ Bộ Quốc phòng Cục Thi hành án.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập mẫu quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là quyết định về việc kiểm tra công tác thi hành án dân sự.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý lập quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự.
+ Thông tin đoàn kiểm tra và nội dung kiểm tra công tác thi hành án dân sự.
+ Nội dung kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với Phòng Thi hành án.
+ Thông tin Phòng Thi hành án dân sự tiến hành việc kiểm tra.
+ Nội dung quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự.
– Phần cuối biên bản:
+ Thông tin nơi nhận quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cục trưởng.
5. Một số vấn đề liên quan về công tác kiểm tra thi hành án dân sự:
Vai trò của công tác kiểm tra trong công tác thi hành án dân sự:
Thông qua công tác kiểm tra, Tổng cục Thi hành án dân sự theo dõi, quản lý, chỉ đạo cơ quan Thi hành án dân sự địa phương thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong công tác thi hành án dân sự từ đó phát hiện ra những sai phạm trong tất cả các mặt công tác của các cơ quan Thi hành án dân sự tại địa phương.
Việc kiểm tra thi hành án dân sự giúp phát hiện những bất cập trong các quy định pháp luật về Thi hành án dân sự và các quy định pháp luật có liên quan, tổng hợp làm cơ sở để xây dựng, hoàn thiện thể chế của Nhà nước.
Việc kiểm tra thi hành án dân sự còn giúp phát hiện những quy định pháp luật có nhiều cơ quan thi hành án dân sự hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau thì Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định pháp luật về Thi hành án dân sự trên phạm vi cả nước.
Việc kiểm tra thi hành án dân sự nhằm đảm bảo hoạt động của quá trình thì hành án dân sự, từ đó góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ án dân sự trong thực tế. Việc kiểm tra thi hành án dân sự sẽ giúp cho quyền và lợi ích của các công dân được đảm bảo và cũng yêu cầu các chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình theo quyết định của
Mục đích, đối tượng kiểm tra trong công tác thi hành án dân sự:
Việc thực hiện hoạt động kiểm tra công tác thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự cấp trên chủ trì hoặc có sự tham gia phối hợp của các cơ quan hữu quan để kiểm tra đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới nhằm mục đích để phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong toàn hệ thống thi hành án dân sự của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.
Đối tượng kiểm tra thi hành án dân sự là các cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự.
Nguyên tắc của việc kiểm tra trong công tác thi hành án dân sự:
Pháp luật nước ta quy định nguyên tắc kiểm tra trong công tác thi hành án dân sự bao gồm những nguyên tắc cụ thể sau đây:
– Một là, việc kiểm tra được thực hiện trên cơ sở quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền theo kế hoạch kiểm tra được phê duyệt từ đầu năm hoặc theo yêu cầu kiểm tra đột xuất. Quyết định kiểm tra là căn cứ pháp lý để thực hiện hoạt động kiểm tra theo mảng, lĩnh vực hay kiểm tra toàn diện hoạt động của cơ quan Thi hành án dân sự.
– Hai là, việc kiểm tra không được làm ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị được kiểm tra. Trong thời gian diễn ra việc kiểm tra, mọi hoạt động liên quan đến nhiệm vụ thi hành án của đơn vị được kiểm tra vẫn hoạt động bình thường. Đoàn kiểm tra nghiên cứu hồ sơ, sổ sách, tài liệu có liên quan.
– Ba là, việc kiểm tra phải công khai, dân chủ; các đánh giá, kết luận phải chính xác, khách quan.
– Bốn là, khi kết thúc kiểm tra phải có kết luận kiểm tra về những nội dung được kiểm tra.
Sau khi kết thúc việc kiểm tra thi hành án dân sự, đơn vị thực hiện kiểm tra phải có kết luận kiểm tra về những từng nội dung được kiểm tra để làm căn cứ khắc phục những hạn chế, sai phạm nếu có và làm cơ sở đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của đối tượng kiểm tra để có những giải pháp về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, giải pháp kiện toàn về tổ chức. Kết luận kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thể hiện rõ những việc đã làm được, chưa làm được, nguyên nhân, hạn chế; những kiến nghị về biện pháp khắc phục nhược điểm; biện pháp xử lý những tập thể, cá nhân có sai phạm trong công tác thi hành án dân sự dự kiến sẽ đề xuất đối với người có thẩm quyền.