Trong trường hợp không có đầy đủ những căn cứ hoặc có những căn cứ về việc không khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Vậy mẫu quyết định không khởi tố vụ án hình sự là gì? Mẫu quyết định không khởi tố vụ án hình sự bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định không khởi tố vụ án hình sự là gì?
Mẫu quyết định không khởi tố vụ án hình sự là mẫu quyết định do cơ quan có thẩm quyền ban hành khi xét thấy có căn cứ về việc không khởi tố vụ án hình sự. Theo đó, quyết định không khởi tố vụ án hình sự được ban hành khi có một trong những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự quy định tại Điều 157
Mẫu quyết định không khởi tố vụ án là mẫu văn bản được dùng để đưa ra quyết định về việc không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, quyết định không khởi tố vụ án hình sự phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định không khởi tố vụ án hình sự là cơ quan có thẩm quyền không tiến hành khởi tố vụ án hình sự.
Các căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự đó là: (1) Không có sự việc phạm tội, (2) Hành vi không cấu thành tội phạm, (3) Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, (4) Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật, (5) Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; (6) Tội phạm đã được đại xá, (7) Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác,(8) Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
2. Mẫu quyết định không khởi tố vụ án hình sự:
VIỆN KIỂM SÁT(1) … CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(2) ………….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
Số:…../QĐ-VKS…-..(3) ….., ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
KHÔNG KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ(4)
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……
Căn cứ các điều 41, 157 và 158 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Xét thấy(5)…
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Không khởi tố vụ án hình sự đối với(6)……
Điều 2. Viện kiểm sát……
Nơi nhận:
– Cơ quan có thẩm quyền điều tra;
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp nguồn tin về tội phạm
– …….;
– Lưu: HSVV, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG(8)
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dấn sử dụng mẫu quyết định không khởi tố vụ án hình sự:
(1): Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(2): Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
(3): Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
(4): Mẫu này được dùng trong trường hợp Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
(5): Nêu lý do không khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 157 BLTTHS
(6): Hành vi theo nội dung nguồn tin về tội phạm mà VKS giải quyết
(7): Ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp nguồn tin về tội phạm và cơ quan có thẩm quyền điều tra
(8): Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:“KT. VIỆN TRƯỞNG/ PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Quy định của pháp luật về quyết định không khởi tố vụ án hình sự:
Quyết định không khởi tố vụ án hình sự được ban hành khi có một trong những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự quy định tại Điều 157 BLTTHS năm 2015. Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự bao gồm:
– Không có sự việc phạm tội :
+ Sự việc phạm tội là sự việc do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra. Khi có sự việc phạm tội, cơ quan có thẩm quyền phải khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra làm rõ tội phạm và người phạm tội. Trường hợp không có sự việc phạm tội, việc khởi tố vụ án hình sự không mang lại ý nghĩa nào. Do đó, khi xác định không có sự việc phạm tội thì không được khởi tố vụ án hình sự.
– Hành vi không cấu thành tội phạm:
+ Cấu thành tội phạm cụ thể là tổng hợp những dấu hiệu cơ bản, điển hình nhất được quy định trong BLHS đặc trưng cho một tội phạm nhất định. Một hành vi chỉ bị coi là tội phạm khi hành vi đó có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS. Nếu hành vi không có hoặc có nhưng không đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm nào thì hành vi ấy không phải là tội phạm và người đã thực hiện hành vi đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Theo quy định của BLHS năm 2015 thì một hành vi về hình thức tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lí bằng các biện pháp khác; một hành vi đã có những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội như sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội, rủi ro trong khi nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ; thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên… thì không bị khởi tố về hình sự.
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự
+ Đến độ tuổi nhất định thì con người mới có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và mới điều khiển được hành vi của mình. Vì thế, chỉ đến độ tuổi đó con người mới phải chịu trách nhiệm hình sự về những hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình gây ra. Theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà BLHS có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250,251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của BLHS năm 2015.
– Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật
+ Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Toà án ra bản án nhân danh Nhà nước để quyết định việc bị cáo phạm tội hay không phạm tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Nếu có căn cứ để đình chỉ vụ án, toà án ra quyết định đình chỉ vụ án. Khi toà án đã ra bản án hoặc ra quyết định đình chỉ vụ án đối với sự việc nào đó thì có nghĩa sự việc đó đã được giải quyết và không ai có quyền khởi tố lại sự việc đã được giải quyết.
+ Vì vậy, khi người có hành vi phạm tội mà toà án đã ra bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền không được khởi tố vụ án đó. Nếu có lí do xác định bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp luật của toà án không đúng thì người có thẩm quyền kháng nghị theo quy định của pháp luật.
– Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:
+ Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn pháp luật quy định được tính kể từ ngày xảy ra tội phạm mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa. Một người đã thực hiện tội phạm bình thường thì người đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, có trường hợp vì lí do nào đó sau một thời gian dài, có khi rất lâu, người phạm tội chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm mà thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự dài hay ngắn.
– Tội phạm được đại xá:
+ Việc đại xá do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước quyết định đối với những tội phạm nhất định. Văn bản đại xá chỉ có hiệu lực đối với những hành vi phạm tội được nêu trong văn bản và đã xảy ra trước khi ban hành văn bản đại xá. Đối với những tội phạm được đại xá xảy ra trước khi ban hành văn bản đại xá thì cơ quan có thẩm quyền không được khởi tố vụ án. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
+ Mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
+ Khi có một trong các căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và
+ Trong trường hợp do đánh giá sai, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tó vụ án, sau đó mới phát hiện có căn cứ không được khởi tố thì cơ quan điều tra phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án của mình. Nếu xét thấy cần xử lí bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, sau khi ra quyết định không khởi tố vụ án hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố, cơ quan đã ra quyết định gửi hồ sơ cho cơ quan, tổ chức hữu quan giải quyết bằng biện pháp hành chính, xử lí kỉ luật, trách nhiệm dân sự… Cơ quan đã ra quyết định phải thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm biết rõ lí do. Những người này có quyền khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo Chương XXXIII “Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự” của BLTTHS năm 2015.
+ Sau khi ra quyết định, trong thời hạn 24 giờ, cơ quan đã ra quyết định phải gửi quyết định không khởi tố, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu liên quan đến viện kiểm sát cùng cấp hoặc viện kiểm sát có thẩm quyền để viện kiểm sát kiểm sát việc ra quyết định. Nếu thấy việc ra quyết định không có căn cứ thì viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và ra quyết định khởi tố vụ án để tiến hành điều tra.
Cơ sở pháp lý:
–