Sau khi đương sự vì một lý do nào đó mà thực hiện quyền kháng cáo quá thời hạn của mình và không được Tòa án chấp nhân đơn kháng cáo quán hạn này thì Tòa án cần phải ra quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn. Vậy mẫu quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn là gì?
Kháng cáo là quyền của đương sự và những chủ thể khác được pháp luật quy định trong trường hợp không đồng ý với phán quyết của
Do đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh khác nhau nên chủ thể có quyền kháng cáo trong lĩnh vực dân sự và hình sự cũng khác nhau.
Trong dân sự thì Luật Tố tụng dân sự có quy định về đương sự, người đại diện theo pháp luật của đương sự, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp khởi kiện thì sẽ có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm.
Mẫu quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn là mẫu văn bản được
Mẫu quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn được Tòa án nhân dân có thẩm quyền lập ra để ra quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn. Mẫu quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn là cơ sở để đương sự trong vụ án dân sự thực hiện quyền kháng cáo quá hạn của mình và không được tiếp nhân đơn kháng cáo khi hết thời hạn kháng cáo hoặc lý do của việc kháng cáo quá thời hạn không được chấp nhận.
2. Mẫu quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn:
TÒA ÁN NHÂN DÂN……..(1)
_______
Số:……/……/QĐ-PT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________
…., ngày…… tháng …… năm…
QUYẾT ĐỊNH
KHÔNG CHẤP NHẬN VIỆC KHÁNG CÁO QUÁ HẠN
TÒA ÁN NHÂN DÂN…….
Với Hội đồng xét kháng cáo quá hạn gồm có:
Thẩm phán – Chủ toạ phiên họp: Ông (Bà)
Các Thẩm phán: Ông (Bà)
Ông (Bà)
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân ……tham gia phiên họp (nếu có): Ông (Bà)…….- Kiểm sát viên.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày………. tháng………. năm
(2)
có đơn kháng cáo với nội dung(3)
XÉT THẤY:
Việc kháng cáo của ….. là quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Việc kháng cáo quá hạn (4):
Căn cứ vào Điều 275 của Bộ luật tố tụng dân sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn của…..đối với bản án (quyết định) dân sự sơ thẩm số…/…/…-ST ngày… tháng… năm… của Toà án
Nơi nhận:
– Ghi tên Toà án đã xử sơ thẩm, người kháng cáo quá hạn và Viện kiểm sát cùng cấp;
– Các đương sự;
– Lưu hồ sơ vụ án.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT KHÁNG CÁO QUÁ HẠN
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN HỌP
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn:
(1) Ghi tên Tòa án ra Quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn. Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên), nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao tại đâu (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội).
(2) Ghi tư cách đương sự trong tố tụng và tên người kháng cáo (ví vụ: Nguyên đơn dân sự là Ông Nguyễn Văn B; Bị đơn dân sự là Công ty TNHH Toàn Thắng do Bà Thái Thị L-Tổng Giám đốc đại diện).
(3) Ghi cụ thể nội dung kháng cáo.
(4) Ghi rõ lý do của việc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn.
4. Một số quy định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn:
4.1. Thời hạn kháng cáo vụ án dân sự:
Theo quy định tại Điều 273
– Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
– Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án…”
Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp do chưa nắm rõ vấn đề này nên nhiều khi cứ nghĩ rằng phải chờ nhận bản án sơ thẩm thì mới kháng cáo. Hoặc 15 ngày là không tính vào các ngày nghỉ (thứ Bảy, Chủ Nhật), ngày lễ… Và vô tình đã làm mất đi quyền kháng cáo của mình. Hoặc cũng có trường hợp vì lý do bất khả kháng nào đó, nên không kịp làm Đơn kháng cáo thì Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định trường hợp “kháng cáo quá hạn”: Theo đó, Tòa án sẽ xem xét và đánh giá nguyên nhân kháng cáo quá hạn, từ đó sẽ có thể chấp nhận Đơn kháng cáo của đương sự – trên nguyên tắc bảo đảm quyền kháng cáo và chấp nhận những lý do khách quan của đương sự – dẫn đến việc phải kháng cáo quá hạn.
4.2. Kháng cáo quá hạn đối với vụ án dân sự:
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định cụ thể về kháng cáo quá hạn tại Điều 275 như sau:
– Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
– Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định.
Như vậy, khi có lý do chính đáng để chứng minh việc kháng cáo quá hạn của đương sự. Do đó khi kháng cáo quá hạn, ngoài “Đơn kháng cáo” như các trường hợp chung, đương sự còn phải nộp kèm một văn bản rất quan trọng là “Bản trình bày về nguyên nhân kháng cáo quá hạn” và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
Theo đó, nếu Bản trình bày đưa ra được những ý kiến, bằng chứng … chứng minh được lý do của việc kháng cáo quá hạn là hợp lý và chính đáng, thì có khả năng Đơn kháng cáo sẽ được chấp thuận. Vì kháng cáo quá hạn là trường hợp đặc biệt nên Đơn kháng cáo quá hạn có được chấp nhận hay không là do Hội đồng thẩm phán cấp phúc thẩm xem xét và đưa ra quyết định.
4.3. Xử lý kháng cáo quá hạn:
– Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án cấp phúc thẩm.
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành mở phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn.
– Phiên họp có sự tham gia của đại diện VKS cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Nếu người kháng cáo, Kiểm sát viên thì Tòa án vẫn tiến hành.
– Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo, đại diện VKS tại phiên họp để quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và nêu rõ lý do.
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
– Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành