Hiện nay, khi bị cơ quan có thẩm quyền truy cứu thì sẽ dựa trên những cơ sở về nguyên tắc và các trường hợp xử lý vi phạm để xem xét áp dụng hình phạt phù hợp nhất cho những đối tượng này.
Mục lục bài viết
1. Mẫu số 13/GDTX: Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục là gì?
Giáo dục có thể hiểu là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học.
Mẫu số 13/GDTX: Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục là mẫu của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định việc không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục dựa trên cơ sở là các nguyên tắc áp dụng, đối tượng và thời hạn áp dụng nguyên tắc đó. Trong mẫu ghi rõ thông tin cá nhân của đối tượng không áp dụng biện pháp giáo dục.
Mẫu số 13/GDTX: Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục là mẫu mới nhất của chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền ra quyết định việc không áp dụng biện pháp giáo dục cho các đối tượng vi phạm dựa trên cơ sở về nguyên tắc, đối tượng bị ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo đề nghị của người yêu cầu
2. Mẫu số 13/GDTX: Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục:
Mẫu số 13/GDTX ban hành kèm theo
Thông tư số 42/2014/TT-BCA ngày 25 tháng 9 năm 2014
(1) ……
(2) ……
——-
Số:…/QĐ-(3)….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…., ngày ….. tháng ….. năm ….
QUYẾT ĐỊNH
(Về việc không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
CHỦ TỊCH UBND(4) ………
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Điều 98 Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;
Căn cứ Điều 23
Căn cứ biên bản cuộc họp số: /BB-…….. ngày / / về việc xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Theo đề nghị của ………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với:
Họ và tên: ……… Tên gọi khác: …….. nam/nữ …….
Sinh ngày ……../ ………/ ……..; tại: ……….
Số CMND: ………..; ngày cấp: ……..; nơi cấp: ……
Nguyên quán:………
Nơi thường trú: ………
Chỗ ở hiện nay: ………
Dân tộc: …..; tôn giáo: ……..; trình độ văn hóa: ……
Nghề nghiệp ……… nơi làm việc: ………
Lý do không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (ghi rõ hành vi vi phạm, hình thức xử lý đối với từng hành vi vi phạm đó và điều khoản, văn bản quy phạm pháp luật áp dụng):
………….
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Trưởng Công an (4) …… và người có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Hội đồng nhân dân(4);
– Gia đình người có tên tại Điều 1;
– Cơ quan, tổ chức có liên quan;
– Lưu UBND (VT; …….).
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập Mẫu số 13/GDTX: Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục:
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên;
(2) Tên cơ quan ban hành quyết định;
(3) Tên viết tắt cơ quan ban hành quyết định;
(4) Xã, phường, thị trấn.
4. Một số quy định liên quan:
Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
– Đối tượng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự, thì thời hiệu là 01 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
– Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
– Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong thời hạn 06 tháng đã hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà lại tiếp tục thực hiện một trong các hành vi vi phạm nêu trên đến lần thứ ba nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị lập
– Đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, thì thời hiệu là 03 tháng, kể từ ngày đối tượng có hành vi sử dụng ma túy bị phát hiện.
Người nghiện ma túy đang tham gia chương trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy thì cũng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng này được tiến hành đồng thời với việc cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
– Đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trong thời hạn 06 tháng đã hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội mà lại tiếp tục thực hiện một trong các hành vi vi phạm nêu trên đến lần thứ ba nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị lập
Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nước ngoài.”
Theo đó, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của người vi phạm.
Những đối tượng trên sẽ bị ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
– Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ, cơ quan lập hồ sơ đề nghị và gửi hồ sơ cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận dược hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức và chủ trì cuộc họp tư vấn với sự tham gia của Trưởng Công an cấp xã, công chức tư pháp – hộ tịch, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội cung cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến của mình về việc áp dụng biện pháp.”
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp tư vấn với sự tham gia của Trưởng Công an cấp xã, công chức tư pháp – hộ tịch, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến của mình về việc áp dụng biện pháp.
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp tư vấn thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tuỳ từng đối tượng mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định giao người được giáo dục cho cơ quan, tổ chức, gia đình quản lý, giáo dục; nếu đối tượng không có nơi cư trú ổn định thì giao cho cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục.
– Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn áp dụng; ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình được giao giáo dục, quản lý người được giáo dục; quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
– Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người được giáo dục, gia đình người đó, Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
– Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Như vậy, khi xét thấy các đối tượng vi phạm pháp luật nhưng không đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm thì cơ quan có thẩm quyền gửi hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp để xem xét và ra quyết định đối với đối tượng đó là áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
– Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm các nội dung cơ bản sau đây:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;
+ Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
+ Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
+ Hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;
+ Lý do không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
– Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từ ngày ký.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có hiệu lực, quyết định được gửi cho người không bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và gửi cho cá nhân, tổ chức có liên quan.
Đối với người chưa thành niên đang ở tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em, quyết định được gửi đến cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em và cơ quan đã gửi hồ sơ. Người chưa thành niên đang ở cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em được tiếp tục ở lại cơ sở nếu có nguyện vọng.
Như vậy, dựa trên những nguyên tắc chung, những đối tượng thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp giáo dục thì khi cơ quan có thẩm quyền xét thấy đối tượng không thuộc vào những trường hợp áp dụng biện pháp giáo dục thì sẽ ra quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.