Khi khởi tố vụ án hình sự trong thi hành án hình sự thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong thi hành án hình sự. Vậy mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự trong thi hành án hình sự bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự trong thi hành án hình sự là gì?
Mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự trong thi hành án hình sự là mẫu quyết định do Viện trưởng viện kiểm sát ban hành khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự trong thi hành án hình sự . Mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự trong thi hành án nêu rõ thông tin về khởi tố vụ án hình sự, căn cứ khởi tố vụ án hình sự, yêu cầu cơ quan tiến hành khởi tố,..
Mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự trong thi hành án hình sự được dùng để quyết định về việc khởi tố vụ án hình sự trong thi hành án hình sự. Mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự trong thi hành án hình sự là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành khởi tố vụ án hình sự trong thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự trong thi hành án hình sự:
VIỆN KIỂM SÁT…………….
VIỆN KIỂM SÁT …………..
Số: ……../QĐ-VKS….-…..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….., ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
(Khởi tố vụ án hình sự)
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……(1) .
Căn cứ Điều 25 và Điều 26 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ các điều 41, 143, 161 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Điều 141 Luật Thi hành án hình sự;
Qua công tác kiểm sát thi hành án hình sự, xét thấy……….có dấu hiệu tội phạm quy định tại khoản…….Điều ……Bộ luật Hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Khởi tố vụ án hình sự …… quy định tại khoản..…….Điều…….….… Bộ luật Hình sự. (2)
2. Yêu cầu Cơ quan……… tiến hành điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./. (3)
Nơi nhận:
– Cơ quan….. (để báo cáo);
– VKS …. (thay báo cáo);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát, hồ sơ vụ án.
VIỆN TRƯỞNG
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự trong thi hành án hình sự.
(1): Điền Viện trưởng viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong thi hành án hình sự
(2): Điền căn cứ khởi tố vụ án hình sự
(3): Điền tên cơ quan tiến hành điều tra.
4. Quy định của pháp luật về khởi tố vụ án hình sự
– Pháp luật quy định: ” Khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.”
* Thứ nhất, thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra
– Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, viện kiểm sát, hội đồng xét xử đang thụ lí, giải quyết theo quy định của pháp luật. Cơ quan an ninh điều tra của công an nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337 338, 347, 348, 349, 350 của BLHS năm 2015 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân và các tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia hoặc để bảo đảm khách quan theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ công an. Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra các cấp.
– Cơ quan cảnh sát điều tra trong công an nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của BLHS khi các tội đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan an ninh điều tra trong công an nhân dân. Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan vụ điều tra các cấp của lực lượng cảnh sát nhân dân.
– Cơ điều tra hình sự trong quân đội nhân dân khởi tố các quan vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXV của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án quân sự, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương và cơ quan an ninh điều tra trong quân đội nhân dân. Cơ quan an ninh điều tra trong quân đội nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án quân sự. Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án thuộc về thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân.
* Thứ hai, thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của viện kiểm sát
Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự trong những trường hợp sau đây:
– Khi thấy quyết định không khởi tố vụ án của cơ quan cơ quan khác của công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, đơn vị bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan, cơ quan kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, cơ quan kiểm ngư không có căn cứ thì viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố đó và ra quyết định khởi tố vụ án. điều tra
– Trong trường hợp phát hiện cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục thì viện kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đang thụ lí chuyển hồ sơ có liên quan để trực tiếp xem xét, giải quyết và quyết định việc khởi tố vụ án hình sự. Viện kiểm sát khởi tố trong trường hợp trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của hội đồng xét xử.
– Thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án thuộc về viện trưởng viện kiểm sát các cấp. Phó viện trưởng viện kiểm sát các cấp cũng có quyền này khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.
* Thứ ba, thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của toà án
– Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hoặc yêu cầu viện kiểm sát khởi tố vụ án nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm (khoản 4 Điều 153 BLTTHS năm 2015). Trong khi chuẩn bị xét xử, nếu toà án phát hiện ngoài hành vi mà viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm hoặc có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can, toà án không khởi tố vụ án mà trả hồ sơ cho viện kiểm sát để điều tra tra bổ sung.
* Thứ tư, Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và các cơ quan khác của công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
– Thẩm quyền khởi tố vụ án thuộc về Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng; Cục trưởng Cục phòng, chống ma tuý và tội phạm; đoàn trưởng đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma tuý và tội phạm; chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chỉ huy trưởng biên phòng cửa khẩu cảng, đồn trưởng đồn biên phòng tuỳ thuộc vào vụ án khởi tố về tội nào trong các tội trên. Các cơ quan của hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lí của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 188, 189 và 190 của BLHS thì Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chi cục trưởng chi cục hải quan cửa khẩu có quyền ra quyết định khởi tố vụ án
– Các cơ quan khác của lực lượng cảnh sát trong công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi thi hành nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra thì Cục trưởng, giám đốc, trưởng phòng, giám thị của các cơ quan cảnh sát này quyết định khởi tố vụ án hình sự.
– Các cơ quan khác thuộc lực lượng an ninh trong công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ án hình sự khi thực hiện nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu của tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra trong công an nhân dân thì thẩm quyền khởi tổ thuộc về Cục trưởng, trưởng phòng của các cơ quan an ninh quy định tại khoản 6 Điều 9 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
– Cơ quan khác trong quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu của tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra hình sự đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì khởi tố vụ án hình sự. Thẩm quyền khởi tố vụ án thuộc về giám thị trại giam trong quân đội
* Thứ năm, khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Khi có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự để mọi tội phạm đều bị xử lí kịp thời. Việc khởi tố vụ án hình sự không phụ thuộc vào bị hại có đồng ý hay không.
– Nhà nước không cho phép cá nhân, tổ chức nào được can thiệp để tội phạm xảy ra mà không bị khởi tố. Tuy nhiên, trong thực tế, không ít trường hợp tội phạm xảy ra đã gây thiệt hại cho bị hại không chỉ về lợi ích vật chất mà cả về tinh thần hoặc uy tín. Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định, đối với một số tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng xâm hại đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, quyền sở hữu công nghiệp của bị hại, nếu không có những tình tiết nghiêm trọng mà chỉ có những tình tiết quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của BLHS năm 2015 thì chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
– Đối với những vụ án về các tội phạm trên, nếu bị hại không yêu cầu khởi tố thì cơ quan có thẩm quyền không được khởi tố vụ án. Trường hợp bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết thì người đại diện hợp pháp
– Để ra quyết định khởi tố vụ án, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, xác định dấu hiệu của tội phạm và yêu cầu khởi tố của bị hại. Yêu cầu khởi tố của bị hại được thể hiện qua đơn yêu cầu của họ hoặc ý kiến ở biên bản ghi lời khai.
– Trong những trường hợp vụ án đã được khởi tố theo yêu cầu của bị hại nhưng người đã yêu cầu khởi tố tự nguyện rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ. Nếu vụ án đang trong giai đoạn điều tra thì cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra, nếu án Vụ án đã kết thúc điều tra và hồ sơ được chuyển sang viện kiểm sát thì viện kiểm sát đình chỉ vụ án, nếu hồ sơ vụ án đã chuyển sang toà án thì toà án đình chỉ vụ án. Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố vụ án rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì mặc dù người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Đối với những trường hợp bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
– Cơ sở pháp lý:
+ Luật thi hành án hình sự 2019