Khởi tố vụ án hình sự trong tạm giữ, tạm giam được biết đến với vai trò là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, giai đoạn của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khởi tố vụ án khi nhận thấy giấu hiệu phạm tội của cá nhân bằng quyết định khởi tố vụ án hình sự trong tạm giữ, tạm giam.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự trong tạm giữ, tạm giam là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự trong tạm giữ, tạm giam chi tiết nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự trong tạm giữ, tạm giam:
- 4 4. Một số quy định về quyết định khởi tố vụ án hình sự trong tạm giữ, tạm giam
1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự trong tạm giữ, tạm giam là gì?
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, xác định có hay không dấu hiệu của tội phạm để quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, là cơ sở để chấm dứt hoạt động tố tụng hình sự hay thực hiện các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Tạm giam là biện pháp cách ly bị can, bị cáo với xã nội trong thời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử được thuận lợi.
Theo Điều 119
Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự trong tạm giữ, tạm giam là mẫu bản quyết định được cơ quan có thẩm quyền mà ở đây là viện trưởng viện kiểm sát lập ra để quyết định về việc khởi tố vụ án hình sự trong tạm giữ, tạm giam khi xét thấy cá nhân đó có giấu hiệu phạm tội quy định của pháp luật Hình sự.
Mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự trong tạm giữ, tạm giam được cơ quan có thẩm quyền được nhà nước trao quyền theo quy định của pháp luật hiện hành là Viện kiểm sát lập ra để quyết định về việc khởi tố vụ án hình sự trong tạm giữ, tạm giam khi xét thấy cá nhân đó có giấu hiệu phạm tội theo như quy định của pháp luật hiện hành.
2. Mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự trong tạm giữ, tạm giam chi tiết nhất:
Mẫu số 67/TG: Quyết định khởi tố vụ án hình sự trong tạm giữ, tạm giam được ban hành theo Quyết định 39/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Mẫu số 67/TG: Quyết định khởi tố vụ án hình sự trong tạm giữ, tạm giam có nội dung như sau:
VIỆN KIỂM SÁT …
VIỆN KIỂM SÁT …
Số: …/QĐ-VKS….-…..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Khởi tố vụ án hình sự
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT …
Căn cứ Điều 22 và Điều 24 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ các điều 41, 143 và 161 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Điều 42 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam;
Qua công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, xét thấy …có dấu hiệu tội phạm quy định tại khoản…….Điều …… Bộ luật Hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Khởi tố vụ án hình sự … quy định tại khoản …Điều … Bộ luật Hình sự.
2. Yêu cầu Cơ quan … tiến hành điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./…
Nơi nhận:
– Cơ quan …6…. (để điều tra);
– VKS ….1…….. (thay báo cáo);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát, hồ sơ vụ án.
VIỆN TRƯỞNG
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự trong tạm giữ, tạm giam:
– Ghi rõ tên viện kiểm sát nơi có vụ án khởi tố;
– Ghi rõ về việc khởi tố vụ án hình sự … quy định tại khoản …Điều … Bộ luật Hình sự;
– Ghi rõ yêu cầu Cơ quan … tiến hành điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
4. Một số quy định về quyết định khởi tố vụ án hình sự trong tạm giữ, tạm giam
4.1. Khởi tố vụ án hình sự:
– Thời điểm khởi tố vụ án: Khi xác định có dấu hiệu tội phạm do cá nhân, pháp nhân thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định (Khoản 1 Điều 432; Điều 143).
– Căn cứ khởi tố vụ án: Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ sau: tố giác của cá nhân; tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; người phạm tội tự thú. (Điều 143).
Thứ nhất, tố giác của cá nhân
Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tố giác của cá nhân được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đường điện thoại, thư tín… và có thể được thể hiện bằng lời hoặc bằng văn bản. Mọi người đều có quyền tố giác về tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xác minh có hay không có sự việc phạm tội xảy ra. Việc khởi tố vụ án hình sự căn cứ vào tố giác của cá nhân chỉ được được thực hiện sau khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác điều tra, xác minh và xác định đã có sự việc phạm tội xảy ra đúng theo nội dung của tố giác.
Tuy nhiên, nếu người nào cố ý tố giác sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Thứ hai, tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân
Thứ ba, tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng
Phương tiện thông tin đại chúng là phương tiện thông tin có đối tượng tác động là đông đảo người dân như báo chí in, đài tuyền hình, đài phát thanh,…
Khi có được thông tin về tội phạm do các phương tiện thông tin đại chúng đưa, thì các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra, xác minh để kết luận có dấu hiệu tội phạm hay không, làm căn cứ khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.
Thứ tư, kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước
Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyết xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Cùng với các nguồn tin khác, kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước là nguồn tin để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.
Thứ năm, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm
Đây là trường hợp Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và dùng đó làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự.
Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện sự việc nào đó có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa được khởi tố
Thứ sáu, người phạm tội tự thú
Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
Người phạm tội tự thú là người đã thực hiện hành vi phạm tội và họ tự mình ra thú nhận hành vi phạm tội của họ trước các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện. Việc thú nhận hành vi phạm tội của người phạm tội trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện là cơ sở để đánh giá có thể có sự việc phạm tội xảy ra và khả năng người tự thú là người thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, từ lời khai của người phạm tội tự thú cũng là cơ sở quan trọng để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự.
4.2. Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự:
– Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án bao gồm 04 cơ quan sau đây:
Một là, Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết theo quy định;
Hai là, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp theo quy định;
Ba là, Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp sau:
– Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
– Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
– Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
Bốn là, Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng hình sự;
– Quyết định 39/QĐ-VKSTC năm 2018 về biểu mẫu nghiệp vụ công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành