Quyết định khởi tố bị can được coi là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra tiếp theo hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm do pháp nhân thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền có quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với pháp nhân.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân là gì?
Mẫu quyết định về việc khởi tố bị can đối với pháp nhân được ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA của Bộ Công an. Mẫu quyết định về việc khởi tố bị can đối với pháp nhân là mẫu bản quyết định được lập ra bởi cơ quan có thẩm quyền để quyết định về việc khởi tố bị can đối với pháp nhân.
Mẫu quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân được sử dụng trong trường hợp có căn cứ chứng minh về đấu hiệu tội phạm do pháp nhân thực hiện, khi đó cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định về việc khởi tố bị can đối với pháp nhân phải nêu rõ thông tin của bị can là pháp nhân, bao gồm các thông tin về tên pháp nhân, địa chỉ trụ sở chính, quyết định thành lập, giấy chúng nhận đăng ký kinh doanh,…
2. Mẫu quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân:
…………………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | |||
Số: …….. /QĐ- … | ….., ngày ……. tháng … năm… |
QUYẾT ĐỊNH KHỞI TỐ BỊ CAN ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN
…… (1)
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số: ………….ngày ……. tháng ……. năm…………..của……..
Sau khi tiến hành điều tra, có đủ căn cứ xác định pháp nhân(2):
Tên bằng tiếng Việt:………
Quốc tịch (nếu có): ……..
Tên bằng tiếng nước ngoài: …………
Tên viết tắt:……………
Địa chỉ trụ sở chính:………….
Địa chỉ liên lạc: ……….
Quyết định thành lập số(3): …………. ngày ……… tháng ………. năm ………….. của….
Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền(4):…………
cấp ngày ……… tháng ………. năm…………… Nơi cấp: ………….
Tiền án/tiền sự: …………đã có hành vi (5) …
Căn cứ Điều 36, Điều 179 và Điều 433 Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Khởi tố bị can đối với pháp nhân:…..
về tội ………. quy định tại khoản ………….. Điều ………….. Bộ luật Hình sự.
Quyết định này gửi đến VKS………….. để phê chuẩn.
Nơi nhận: – VKS ……..; – Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; – Hồ sơ 02 bản. | …………..
|
3. Hướng dẫn lập quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân:
(1) Chức danh tư pháp của người ký ban hành văn bản;
(2) Ghi rõ tên pháp nhân theo quy định tại Điều 78 Bộ luật Dân sự;
(3) Đối với pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
(4) Ghi rõ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư…;
(5) Ghi rõ hành vi, thời gian, địa điểm phạm tội.
4. Quy định của pháp luật liên quan đến khởi tố bị can:
4.1. Khi nào thì ra quyết định khởi tố bị can:
Tại điều 433
“1. Khi có đủ căn cứ xác định pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân.
2. Quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; tên và địa chỉ của pháp nhân theo quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền; tội danh, điều khoản của Bộ luật hình sự đã áp dụng; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm. Nếu pháp nhân bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật hình sự đã áp dụng.
3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 179 và 180 của Bộ luật này.”
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền được quyền ra quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân chỉ khi đã có đủ căn cứ xác định là pháp nhân đã thực hiện hành vi là tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Trong quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân, cơ quan có thẩm quyền phải nêu rõ thông tin của người có thẩm quyển ra quyết định khởi tố và các thông tin liên quan đến vụ án hình sự mà chủ thể phạm tội là pháp nhân.
4.2. Quy định về căn cứ khởi tố bị can là pháp nhân thương mại:
Khi có đủ căn cứ xác định hành vi phạm tội mà pháp nhân đã thực hiện là hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành ra quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cơ quan có thẩm quyền có thể dựa theo những căn cứ sau đây để thực hiện việc xác định pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội:
– Dựa trên tố giác của cá nhân;
– Dựa theo tin báo của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân;
– Dựa theo tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
– Dựa theo kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu phạm tội của tội phạm;
– Người có hành vi phạm tội tự thú.
4.3. Thẩm quyền khởi tố bị can là pháp nhân thương mại:
Tại khoản 3 điều 433 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thẩm quyền khởi tố bị can là pháp nhân như sau: “Thẩm quyền, trình tự, thủ tục khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 179 và 180 của Bộ luật này.”
Ngoài ra tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thẩm quyền khởi tố bị can như sau: “Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can”
Như vậy, dựa theo các quy định trên thì thẩm quyền khởi tố bị can là pháp nhân cũng có thể được coi giống như thẩm quyền khởi tố bị can là cá nhân và đều thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra.
Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân khi có đủ căn cứ để xác định pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm. Quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền phải được ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định khởi tố; họ tên, chức vụ người ra quyết định; ghi rõ tên và địa chỉ của pháp nhân theo quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền; ghi rõ các tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự đã áp dụng; ghi rõ thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.
Nếu pháp nhân bị khởi tố về nhiều tội phạm khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật hình sự đã áp dụng
Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố bị can và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can. Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu có liên quan làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung về vụ án, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can trong trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu.
Tuy nhiên cần lưu ý trong trường hợp phát hiện pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định hành vi đó là tội phạm nhưng chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can hoặc Viện kiểm sát trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can trong trường hợp nếu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện.
4.4. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhận được quyết định khởi tố bị can:
Trong thời hạn 03 ngày kê từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải đưa ra một trong các quyết định tố tụng sau:
– Phê chuẩn quyết định khởi tổ bị can;
– Quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can;
– Yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn.
Trường hợp Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định khởi tổ bị can của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát phải nêu rõ lí do. Cơ quan điều tra có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can.
Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra mà phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm nhưng chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can hoặc Viện kiểm sát trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can trong trường hợp nếu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện.
Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can.
Ngoài ra, Viện kiệm sát cũng có quyền ra quyết định khởi tố bị can trong trường hợp sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định hành vi đó là tội phạm trong vụ án nhưng chưa bị khởi tố. Đồng thời với việc khởi tố bị can trong trường hợp này thì Viện kiểm sát phải trả hồ sơ liên quan đến vụ án cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.