Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân mà không chấp hành quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ ra quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh. Vậy mẫu quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh:
1.1. Mẫu quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh:
Mẫu quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh được thực hiện theo Mẫu quyết định số 23 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
CƠ QUAN(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: …./QĐ-KTBL | (2)…., ngày…. tháng…. năm…. |
QUYẾT ĐỊNH
Khấu trừ tiền đặt bảo lãnh*
THẨM QUYỀN BAN HÀNH (3)
Căn cứ khoản 10 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
Căn cứ Điều…. Nghị định số:…./…./NĐ-CP ngày …./…./…. của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ; tịch thu theo thủ tục hành chính;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số: …./BB-VPHC lập ngày …./…/….;
Căn cứ Quyết định số: …/QĐ-XPHC ngày …./…/…. xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Quyết định số: …./QĐ-GPTTG ngày …./…/…. giao phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân giữ, bảo quản;
Căn cứ Quyết định số: …./QĐ-GQXP ngày …./…./……………… về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính (nếu có);
Để bảo đảm thi hành Quyết định số: …./QĐ-XPHC ngày…./…./…. xử phạt vi phạm hành chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
1. Khấu trừ tiền đặt bảo lãnh để thi hành Quyết định số: …/QĐ-XPHC đối với <ông (bà)/tổ chức>(*) có tên sau đây:
(*)…. Giới tính:…
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./…. Quốc tịch:…
Nghề nghiệp:…
Nơi ở hiện tại:..
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:…;
ngày cấp:…./…./ ; nơi cấp:…
(*):….
Địa chỉ trụ sở chính:….
Mã số doanh nghiệp:...
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:…..; ngày cấp: …/…./….; nơi cấp: …
Người đại diện theo pháp luật:(4).... Giới tính: ….
Chức danh:(5)…..
2. Lý do khấu trừ: Không tự nguyện chấp hành Quyết định số: …./QĐ-XPHC.
3. Số tiền bị khấu trừ:(6)…
(Bằng chữ:…).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà)(7)… là (*) bị khấu trừ tiền đặt bảo lãnh có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.
a) <Ông (bà)/Tổ chức>(*) bị khấu trừ tiền đặt bảo lãnh có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này.
b) <Ông (bà)/Tổ chức>(*)(8)… có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho (9)… để chuyển số tiền bị khấu trừ đến tài khoản số:(10)… của(11)…
3. Gửi cho (12)… để tổ chức thực hiện.
4. Gửi cho (13)… để biết và phối hợp thực hiện./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Lưu: Hồ sơ | CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (14) |
(**) Quyết định đã giao trực tiếp cho (*) bị khấu trừ tiền đặt bảo lãnh vào hồi…. giờ …. phút, ngày …/…/…
NGƯỜI NHẬN QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ và tên)
1.2. Cách điền các thông tin trong mẫu quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh:
Cách điền các thông tin trong mẫu quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh như sau:
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh theo đúng hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi địa danh theo như hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(3) Ghi chức danh và tên của cơ quan của người ra quyết định.
(4) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu của tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(5) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu của tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(6) Ghi cụ thể về số tiền bị khấu trừ (bằng số và bằng chữ).
(7) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức mà bị khấu trừ tiền bảo lãnh.
(8) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức mà bị khấu trừ tiền bảo lãnh.
(9) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức mà có trách nhiệm quản lý tiền đặt bảo lãnh.
(10) Ghi số tài khoản để chuyển khoản về số tiền bảo lãnh bị khấu trừ.
(11) Ghi đầy đủ tên của Kho bạc nhà nước
(12) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức mà có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành quyết định.
(13) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của cơ quan, tổ chức có liên quan khác (nếu có).
(14) Ghi chức vụ của người ký. Trường hợp cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính ký quyết định thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ra quyết định.
Lưu ý rằng, mẫu quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh được sử dụng để ra quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh ở trong trường hợp hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân được giao giữ, bảo quản những phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính không chấp hành về quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 10 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
2. Quy định về quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh:
Căn cứ khoản 6, 7, 8 Điều 15 Nghị định số 138/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện VPHC bị tạm giữ, tịch thu có quy định về đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính, Điều này quy định về quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh như sau:
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân mà không chấp hành quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ ra quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh, người có thẩm quyền xử phạt sẽ phải gửi quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo đúng địa chỉ ghi trong quyết định xử phạt.
- Trường hợp số tiền đặt bảo lãnh lớn hơn số tiền xử phạt thì số tiền thừa còn lại sau khi mà đã khấu trừ số tiền xử phạt được trả lại cho tổ chức, cá nhân đã đặt tiền bảo lãnh trước đó. Khi mà trả lại số tiền thừa phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ về địa điểm lập biên bản, ngày, tháng, năm trả lại; họ, tên, chức vụ của người chính trả lại số tiền thừa; tên tổ chức, cá nhân mà nhận lại tiền số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của cá nhân nhận lại tiền; lý do và tổng số tiền được nhận lại. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Số tiền thừa mà được trả lại cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo địa chỉ ghi ở trong quyết định xử phạt. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã thực hiện đặt tiền bảo lãnh không nhận lại số tiền thừa thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh được coi là căn cứ để xác định rằng tổ chức, cá nhân vi phạm đã thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và được phép để đưa vào sử dụng phương tiện giao thông vi phạm hành chính đang được giao giữ, bảo quản.
- Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh, người mà có thẩm quyền xử phạt phải chuyển số tiền xử phạt từ khấu trừ vào trong tài khoản thu ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc Nhà nước.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
- Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện VPHC bị tạm giữ, tịch thu.
THAM KHẢO THÊM: