Việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện phạm tội phải có quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện. Vậy mẫu quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện ra sao, những nội dung liên quan và cách soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện (23/QĐ-KNCGTVPT) là gì, mục đích của mẫu quyết định?
- 2 2. Mẫu quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện (23/QĐ-KNCGTVPT):
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện:
- 4 4. Những quy định liên quan đến khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện:
1. Mẫu quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện (23/QĐ-KNCGTVPT) là gì, mục đích của mẫu quyết định?
Tang vật là vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.
Mẫu quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện (23/QĐ-KNCGTVPT) là văn bản do chủ thể có thẩm quyền ra quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện lập ra với các nội dung bao gồm các căn cứ pháp luật để ra quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện, thông tin về nơi bị khám (chủ nơi bị khám, địa chỉ), lý do khám, địa điểm khám, phạm vi khám, trách nhiệm về việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện.
Mục đích của mẫu quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện (23/QĐ-KNCGTVPT): chủ thể có thẩm quyền ra quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện lập văn bản này nhằm mục đích ban hành quyết định sẽ tiến hành khám địa điểm nghi ngờ cất giấu tang vật, phương tiện.
2. Mẫu quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện (23/QĐ-KNCGTVPT):
Mẫu số 23/QĐ-KNCGTVPT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-————-——–
………….. (1)
……………. (2)ca
Số: …………/QĐ-KNCGTVPT
…..(3)……., ngày ……… tháng ……… năm ……..
QUYẾT ĐỊNH
Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Căn cứ Khoản 1 Điều 123, Điều 129
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số………
ngày………../…….…/……. (nếu có);
Tôi:…………
Cấp bậc, chức vụ: ………
Đơn vị:…………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
Chủ nơi bị khám:
Ông(Bà)/Tổ chức(Người đại diện theo pháp luật, Chức danh): ….
Sinh ngày:……/………/…….Quốc tịch: ……
Nghề nghiệp/Lĩnh vực hoạt động(Mã số doanh nghiệp): ……..
Địa chỉ: ……….
CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu/GCN đăng ký hoặc GP thành lập số: ….
Ngày cấp: ……..Nơi cấp: …….
Lý do khám:……
Địa điểm khám: ……..
Phạm vi khám: …….
Văn bản đồng ý khám của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu có) (4): …….
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho Ông(Bà)/Tổ chức:………để chấp hành.
Ông (Bà)/Tổ chức có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Giao (5)…………để tổ chức thực hiện Quyết định này và lập biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo đúng quy định./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: Hồ sơ.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, đóng dấu; ghi rõ chức vụ, họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện:
Người soạn thảo Mẫu quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu quyết định chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu quyết định, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên có thẩm quyền khám nơi cất giấy tang vật, phương tiện.
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện ;
Về nội dung mẫu quyết định: các căn cứ ra quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện, nội dung quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện và trách nhiệm của các chủ thể liên quan về khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện.
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên đơn vị ra quyết định;
(3) Ghi rõ địa danh hành chính;
(4) Trường hợp khám nơi cất giấu tang vật là nơi ở thì ghi kèm theo;
(5) Ghi tên của cá nhân/tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.
4. Những quy định liên quan đến khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện:
– Chủ thể có thẩm quyền khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện: các chủ thể này được quy định tại Khoản 1 Điều 129
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;
+ Trưởng Công an cấp huyện;
+ Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
+ Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;
+ Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;
+ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
+ Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
+ Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
+ Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;
+ Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
+ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Những chủ thể này có thẩm quyền khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khi có căn cứ để khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Những người này có thể giao quyền cho cấp phó thực hiện việc khám. Cần lưu ý đối với việc giao quyền cho cấp phó chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, văn bản giao quyền này bắt buộc xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kì cá nhân nào khác. Trường hợp cấp phó thực hiện các hành vi vượt quá phạm vi được giao thì sẽ phải tự mình chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trưởng sẽ không phải chịu trách nhiệm vượt quá này của cấp phó.
– Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại Điều 129
+ Các trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
+ Quy định về người chứng kiến: Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến.
Trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình bị khám hành chính vắng mặt mà cơ quan có thẩm quyền cho rằng việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và 02 người chứng kiến để đảm bảo quá trình khám xét được đúng quy trình và trung thực.
– Nguyên tắc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là không được khám vào ban đêm (tức từ 22h đêm đến 06h sáng ngày hôm sau), trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản về quá trình khám này.
– Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản của các chủ thể có thẩm quyền nêu trên và phải lập biên bản về quá trình khám. Sau khi tiến hành khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính xong thì chủ thể có thẩm quyền có trách nhiệm giao quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được giao cho người chủ nơi bị khám 01 bản.
Cơ sở pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung 2020.